Giải toán lớp 6 – Bài 17 – Ước chung lớn nhất SGK Tập 1

Bài Tập 139 Trang 56 SGK

Đề bài Tìm ƯCLN của:

a) 56 và 140

b) 24, 84, 180

c) 60 và 180

d) 15 và 19

Bài giải Để tìm được ước chung lớn nhất bạn có thể tham khảo cách tìm ƯCLN để dễ dàng thực hiện được dạng bài này nha.

Câu a) 56 và 140

Bước 1 : Phân tích 56 và 140 ra thừa số nguyên tố. 56 = 2.28 = 2.2.2.14= 2.2.2.7 = 23.7 140 = 2.70 = 2.2.35 = 2.2.5.7 = 22.5 .7

Bước 2 : Chọn thừa số chung giữa 2 số 56 và 140 là Có 2 thừa số chung 2 và 7.

Bước 3 : Nếu các thừa số chung có số mũ khác nhau thì chọn số mũ thấp nhất. Trong ví dụ này thừa số mũ 2 là thấp nhất nên ta chọn

Vậy ƯCLN(56, 140) = 22.7 = 4.7 = 28

Câu b) 24, 84, 180

Tương tự như cách làm câu a ta được 24 = 2.12 = 2.2.6 = 2.2.2.3 = 23.3 84 = 2.42 = 2.2.21 = 2.2.3.7 = 22.3.7 180 = 2.90 = 2.2.45 = 2.2.5.9 = 2.2.5.3 = 22.5.32

Thừa số chung là 2 và 3 Mũ chung thấp nhất của 2 là 22, mũ chung thấp nhất của 3 là 1.

Vậy ƯCLN(24, 56, 180) = 22.3 = 4.3 = 12.

Câu c ) 60 và 180

60 = 2.30 = 2.2.15 = 2.2.3.5 = 22.3.5 180 = 2.90 = 2.2.45 = 2.2.5.9 = 2.2.5.3 = 22.5.32

Thừa số chung là 2, 3, 5 Mũ chung nhỏ nhất của 2 là 22, của 3 là 1 và của 5 là 1.

Vậy ƯCLN(60, 180) = 22.3.5 = 4.3.5 = 60.

Câu d ) 15 và 19

15 = 3.5 , 19 = 1. 10

Thừa số chung giữa 15 và 19 là 1.

Vậy ƯCLN(15, 19) = 1.

Lưu ý vì 15 và 19 đều là 2 số nguyên tố nên theo định nghĩa thì giữa 2 số nguyên tố có duy nhất một ƯCLN là 1.

Bài Tập 140 Trang 56 SGK

Đề bài Tìm ƯCLN của:

a) 16, 80, 176

b) 18, 30, 77

Bài giải Cách làm tương tự như bài 130 trước đó nha.

Câu a) 16 = 24, 80 = 24.5, 176 = 24.11

Thừa số chung là 2 và mũ số nhỏ nhất là 24.

Vậy ƯCLN(16, 89, 176) là 24 = 16.

Câu b) 18, 30, 77

18 = 2.33, 30 = 2.3.5, 77 = 7.11. Ta thấy giữa 3 số này không có thừa số chung nên

ƯCLN(18, 30, 77) = 1.

Bài Tập 141 Trang 56 SGK

Đề bài Có hai số nguyên tố cùng nhau nào mà cả hai đều là hợp số không?

Bài giải Trong trang 55 SGK toán lớp 6 có định nghĩa

Nếu các số đã cho không có thừa số nguyên tố chung thì ƯCLN của chúng bằng 1. Hai hay nhiều số có ƯCLN bằng 1 gọi là các số nguyên tố cùng nhau.

Dựa vào định nghĩa trên thì ta kết luận có tồn tại 2 số nguyên tố cùng nhau mà cả 2 đều là hợp số.

Ví dụ 15 = 3.5 và 49 = 72

Cả 2 số trên đều không có thừa số chung nên ƯCLN bằng 1.

Bài giải toán lớp 6 còn lại trong chương I

Bài 16: Ước chung và bội chung

Bài 18: Bội Chung nhỏ nhất

Ôn tập chương I

Câu hỏi của vào 11/05/2018   danh mục: Giải toán.
0 Trả lời
Câu trả lời của bạn
Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.