Giải toán lớp 6 – Bài 3 – Ghi số tự nhiên SGK Tập 1
Bài hôm nay mình sẽ hướng dẫn cách ghi các số tự nhiên khác nhau, hãy cùng theo dõi các bài tập trong sách giáo khoa đi kèm với đó cách cách giải và đáp án.
Bài Tập 11 Trang 10 SGK
Đề bài
a) Viết số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7.
b) Điền vào bảng:
Số đã cho | Số trăm | số hàng trăm | số chục | số hàng chục |
1425 | ||||
2307 |
Đáp án
câu a : số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7 la số 1357
Câu b : Những số cần điền trong bản là
Số đã cho | Số trăm | Số hàng trăm | Số chục | Số hàng chục |
1402 | 14 | 4 | 142 | 2 |
2307 | 23 | 3 | 230 | 0 |
Bài Tập 12 Trang 10 SGK
Đề bài
Viết tập hợp các chữ số của số 2000.
Bài giải
Gọi X là tập hợp các chữ số của số 2000 Số 2000 có 4 chữ số nhưng vì số 0 xuất hiện 3 lần. Mà theo quy tắc tập hợp mỗi ký tự chỉ được xuất hiện 1 lần duy nhất vì vậy ta chỉ lấy đúng 1 số 0 vào tập hợp.
X = { 2, 0}
Bài Tập 13 Trang 10 SGK
Đề bài
a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số.
b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau.
Bài giải
Số tự nhiên nhỏ nhất có 4 chữ số là : 1000
Số tự nhiên nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau là 1023.
Bài Tập 14 Trang 10 SGK
Đề bài
Dùng ba chữ số 0, 1, 2 hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số khác nhau.
Đáp án
Để dễ dàng thống kê danh sách các số có 3 chữ số ta thực hiện theo quy tắc sau
Với chữ số hàng trăm là 1 ta có các số có ba chữ số khác nhau là: 102, 120
Với chữ số hàng trăm là 2 ta có các số có ba chữ số khác nhau là: 201, 210
Vì số 0 không thể đứng vị trí hàng trăm được. Ví dụ như 012 thì sẽ thành số 12 chỉ có 2 chữ số. Gọi A là tập hợp các số hợp thành 3 chữ số từ 0, 1, 2
A = { 101, 120, 201, 210}
Bài Tập 15 Trang 10 SGK
Để bài a) Đọc các số La Mã sau: XIV ; XXVI
b) Viết các số sau bằng số La Mã: 17 ; 25
Bài giải Câu a : X = 10, IV = 4 nên
XIV = 14 XXVI = 26
Câu b
Số 17 = XVII Số 25 = XXV
Bài giải toán lớp 6 còn lại trong chương I
Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
Bài 4: Số phần tử của một tập hợp – tập hợp con