Giải toán lớp 6 – Bài 1 – Tập hợp và phần tử của tập hợp

Tập hợp là kiến thức căn bản nhất và liên quan đến nhiều kiến thức về số học. Vì vậy việc nắm vững những kiến thức và bài tập trên sách giáp khoa sẽ giúp các bạn có kiến thức vững chắc nhất.

Toán lớp 6 – Bài 1 trang 6 SGK

Đề bài Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách sau đó điền kí hiệu thích hợp ( các ký hiệu như thuộc, tập hợp …) vào đúng vị trí. Bài giải  Cách 1 : liệt kê các số lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 \dpi{100} \small A = \left \{ 9, 10, 11, 12, 13 \right \} Cách 2 : Tính chất đặc trưng các phần tử trên tập hợp \dpi{100} \small A = \left \{ x\in N \mid 8 < x < 14 \right \} Điền các ký hiệu tập hợp

\dpi{100} \small 12\in A \dpi{100} \small 14 \notin A

Toán lớp 6 – Bài 2 trang 6 SGK

Để bài  Viết tập hợp các chữ cái trong từ ” TOÁN HỌC ” Bài giải  Các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC” bao gồm T, O, A, N, H, O, C. Trong các chữ cái trên, chữ O xuất hiện hai lần, nhưng trong khi biểu diễn tập hợp thì ta chỉ cần viết một lần, cho dù phần tử đó xuất bao nhiêu lần thì chỉ cần liệt kê trong tập hợp 1 lần(theo chú ý thứ 2 SGK trang 5: Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.). Gọi A là tập hợp các các chữ cái thì \dpi{100} \small A = \left \{ T, O, A, N, H, C \right \}

Toán lớp 6 – Bài 3 trang 6 SGK

Để bài  Cho hai tập hợp A = {a, b}; B = {b, x, y}. Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông sau: \dpi{100} \small x \square A   \dpi{100} \small ; y\square B  \dpi{100} \small ; b\square A  \dpi{100} \small ; b \square B Bài giải 

\dpi{100} \small x \notin A \dpi{100} \small y \in B \dpi{100} \small b \in A \dpi{100} \small b \in B

Toán lớp 6 – Bài 4 trang 6 SGK

Để bài Nhìn vào các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.

Phép tính tâph hợp - toán lớp 6

Bài giải  Theo lý thuyết toán lớp 6 trang 5 SGK ta có : Tập hợp có thể được minh họa bởi một vòng tròn kín, trong đó mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên trong vòng tròn kín đó. Nhìn vào 3 hình vẽ trên ta có Hình 3: 15 và 26 ∈ A (do ở bên trong vòng tròn) nên: A = {15, 26} Hình 4: 1, a, b ∈ B (do ở bên trong vòng tròn); còn 2 ∉ B (do ở bên ngoài vòng tròn) nên B = {1, a, b} Hình 5 có 2 tập hợp

  • bút ∈ M nên M = {bút}
  • bút, sách, vở cùng ∈ H (vì cả 3 phần tử này cùng nằm trong vòng tròn kín minh họa tập hợp H) nên H = {bút, sách, vở}
  • mũ nằm ngoài vòng tròn minh họa tập hợp M và H nên mũ ∉ M, H

Toán lớp 6 – Bài 5 trang 6 SGK

Đề bài  a) Một năm gồm 4 quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm. b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày. Bài giải  Câu a : Một năm gồm 4 quý, mà một quý gồm 3 tháng Quý 2 gồm 3 tháng là tháng 4, tháng 5, tháng 6. Gọi A là tập hợp quý 2 ta có

A = { tháng 4, tháng 5, tháng 6 }

Câu b : Các tháng (dương lịch) có 30 ngày là tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11. Vậy tập hợp các tháng dương lịch có 30 ngày ký hiệu là B là :

B = {tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11}

 

Câu hỏi của vào 23/04/2018   danh mục: Giải toán.
0 Trả lời
Câu trả lời của bạn
Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.