Giải toán lớp 6 Tập 2 chương 3 – Bài 6 – So sánh phân số

Bài Tập 37 Trang 23 SGK

Đề bài

Điền số thích hợp vào ô trống:

\dpi{100} \mathbf{a})\frac{-11}{13}<\frac{...}{13}<\frac{...}{13}<\frac{...}{13}<\frac{-7}{13}\, \, \,\, \, \, \mathbf{b})\frac{-1}{3}<\frac{...}{36}<\frac{...}{18}<\frac{-1}{4}

Bài giải 

Số âm sẽ thứ tự giảm dần, có nghĩa là số âm có giá trị lớn sẽ nhỏ hơn số âm có giá trị nhỏ

Câu a)

Phân số đầu tiên có tử là -11 và phân số cuối cùng có từ là -7. Các số còn lại cần điền là -10, -9, -8.

Danh sách cácphân số là

\dpi{100} \frac{-11}{13}<\frac{-10}{13}<\frac{-9}{13}<\frac{-8}{13}<\frac{-7}{13}

Câu b)

Với dãy phân số trên ta quy đồng mẫu 2 phân số đầu và cuối như sau

\dpi{100} \frac{-12}{36}<\frac{...}{36}<\frac{...}{36}<\frac{-9}{36}

Số bắt đầu dãy phân số với tử là -12 và số cuối với tử là -9. Vậy 2 phân số còn lại có tử là -11 và -10

Danh sách cácphân số là

\dpi{100} \frac{-12}{36}<\frac{-11}{36}<\frac{-10}{36}<\frac{-9}{36}

Bài Tập 38 Trang 23 SGK

Đề bài

Câu a)  Thời gian nào dài hơn 2/3 h hay 3/4 h

Câu b) Đoạn thẳng nào ngắn hơn 7/10 m hay 3/4m.

Câu c) Khối lượng nào lớn hơn 7/8 kg hay 9/10 kg.

Câu d) Vận tốc nào nhỏ hơn 5/6 km/h hay 7/9 km/h.

Bài giải 

Câu a)

Để so sánh được 2 phân số trên ta quy đồng mẫu rồi so sánh các giá trị phân số mới với nhau.

Mẫu số chung(3,4) = 12.

\dpi{100} \frac{2}{3}h = \frac{2.4}{3.4} = \frac{8}{12}h \, \, \, \, \, \, v\grave{a}\, \, \, \frac{3}{4}h = \frac{3.3}{4.3} = \frac{9}{12}h

Ta thấy \dpi{100} \frac{9}{12} >\frac{8}{12} \rightarrow \frac{3}{4}h>\frac{2}{3}h

Câu b)

Mẫu số chung(10, 4) = 20

\dpi{100} \frac{7}{10}m = \frac{7.2}{10.2} = \frac{14}{20}m\, \, \, \, \, \, \, v\grave{a}\, \, \frac{3}{4}m = \frac{3.5}{4.5} = \frac{15}{20}m

Ta thấy \dpi{100} \frac{14}{20} < \frac{15}{20} \rightarrow \frac{7}{10}m<\frac{3}{4}m

Câu c)

Mẫu số chung (8, 10) = 40

\dpi{100} \frac{7}{8}kg = \frac{7.5}{8.5} = \frac{35}{40}kg\, \, \, \, \, \, v\grave{a}\frac{9}{10}kg = \frac{9.4}{10.4} = \frac{36}{40}kg

Ta thấy \dpi{100} \frac{35}{40} < \frac{36}{40}\rightarrow \frac{7}{8}kg<\frac{9}{10}kg

Câu d)

Mẫu số chung(6, 9) = 36

\dpi{100} \frac{5}{6}km/h = \frac{3.5}{3.6} = \frac{15}{18}km/h\, \, \, \, \, v\grave{a}\frac{7}{9}km/h=\frac{7.2}{9.2} = \frac{14}{18}km/h

Ta thấy \dpi{100} \frac{15}{18} > \frac{14}{18}\rightarrow \frac{5}{6}km/h>\frac{7}{9}km/h

Bài Tập 39 Trang 24 SGK

Đề bài

Lớp 6B có 4/5 số học sinh thích bóng bàn, 7/10 số học sinh thích bóng chuyền, 23/25 số học sinh thích bóng đá. Môn bóng nào được nhiều bạn lớp 6B yêu thích nhất?

Bài giải 

Để giải được bài tập này ta phải tìm mẫu số chung cho 3 phân số trên

Mẫn số chung(10, 25, 5) = 50

Thừa số phụ của 10 là 5, thừa số phụ của 25 là 2 và của 5 là 10.

Tiến hành quy đồng mẫu 3 phân số trên.

\dpi{100} \frac{4}{5} = \frac{4.10}{5.10} = \frac{40}{50}\, \, \, ;\frac{7}{10} = \frac{7.5}{10.5}=\frac{35}{50}\, \, \, ;\frac{23}{25}=\frac{23.2}{25.2}=\frac{46}{50}

Ta thấy

\dpi{100} \frac{35}{50}<\frac{40}{50}<\frac{46}{50}\, \, \rightarrow \frac{7}{10}<\frac{4}{5}<\frac{23}{25}

Bài Tập 40 Trang 24 SGK

Đề bài

Lưới nào sẫm nhất?

hinh-7bai6-toan-tap2

a) Đối với mỗi lưới ô vuông ở hình 7, hãy lập một phân số có tử là số ô đen, mẫu là tổng số ô đen và trắng.

b) Sắp xếp các phân số này theo thứ tự tăng dần và cho biết lưới nào sẫm nhất (có tỉ số ô đen so với tổng số ô là lớn nhất)

Bài giải 

Câu a)

Mẫu số là tổng các ô , còn tử số là các ô đen, dựa theo cách này để lập được phân số theo yêu cầu của để bài.

Hình A có tổng các ô là 6, số ô đen là 2. Vậy ta sẽ lập được phân số 2/6

Hình B có tổng các ô là 12, số ô đen là 5. Vậy ta sẽ lập được phân số 5/12.

Hình C có tổng các ô là 18, số ô đen là 4. Vậy ta sẽ lập được phân số 4/15.

Hình D có tổng các ô là 20, số ô đen là 8. Vậy ta sẽ lập được phân số 8/20

Hình E có tổng các ô là 30, số ô đen là 11. Vậy ta sẽ lập được phân số 11/30

Câu b)

Để sắp xếp được thứ tự tăng dần các phân số trên ta tìm mẫu số chung và quy đồng mẫu các phân số trên rồi so sánh.

Mẫu số chung(6, 12, 18, 20, 30) = 60

Thừa số phụ của 6 là 10, của 12 là 5, của 15 là 4, của 20 là 3 và của 30 là 2

Tiến hành quy đồng mẫu các phân số trên.

\dpi{100} \frac{2}{6} = \frac{2.10}{6.10} = \frac{20}{60}\, \, \, ;\frac{5}{12} = \frac{5.5}{12.5} = \frac{25}{60}\, \, ;\frac{4}{15} = \frac{4.4}{15.4} = \frac{16}{60}

\dpi{100} \frac{8}{20} = \frac{8.3}{20.3}=\frac{24}{60}\, \, \, \, ;\frac{11}{30} = \frac{11.2}{30.2} = \frac{22}{60}

Ta thấy 

\dpi{100} \frac{16}{60}<\frac{20}{60}<\frac{22}{60}<\frac{24}{60}<\frac{25}{60}

Nên  \dpi{100} \frac{4}{15}<\frac{2}{6}<\frac{11}{30}<\frac{8}{20}<\frac{5}{12}

Bài Tập 41 Trang 24 SGK

Đề bài

Đối với phân số ta có tính chất:

Nếu  \dpi{100} \frac{a}{b}>\frac{c}{d}\, \, \, v\grave{a}\, \frac{c}{d}>\frac{p}{q}\, \, Th\grave{i}\, \frac{a}{b}>\frac{p}{q}

Dựa vào những tính chất này hãy so sánh

\dpi{100} \mathbf{a})\frac{6}{7}\, v\grave{a}\frac{11}{10}\, \, \, \, \mathbf{b})\frac{-5}{17}\, v\grave{a}\frac{2}{7}\, \, \, \mathbf{c})\frac{419}{-723}\, v\grave{a}\frac{-697}{-313}

Bài giải 

Đây là tính chất bắc cầu , so sánh 2 phân số với một số hoặc phân số trung gian.

Câu a)

\dpi{100} \frac{6}{7} < 1\, \, \, , \frac{11}{10} > 1\rightarrow \frac{6}{7} < \frac{11}{10}

Câu b)

\dpi{100} \frac{-5}{17} < 0 \, \, \, , \frac{2}{7} >0\, \rightarrow \frac{-5}{17} < \frac{2}{7}

Câu c)

\dpi{100} \frac{419}{-723} < 0\, \, \, \, ,\frac{-697}{-313} > 0\rightarrow \frac{-697}{-313} > \frac{419}{-723}

Bài giải toán lớp 6 tập 2 còn lại trong chương III – Phần phân số

Bài 5: Quy đồng mẫu nhiều phân số

Bài 7: Phép cộng phân số

Bài 8: Tính chất cơ bản của phép cộng phân số

Bài 9: Phép trừ phân số

Câu hỏi của vào 13/06/2018   danh mục: Giải toán.
0 Trả lời
Câu trả lời của bạn
Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.