CEO là gì? Vài trò và quyền hạn trong doanh nghiệp như thế nào

CEO chức vụ gì trong công ty? Quyền hạn và trách nhiệm của người này đối với doanh nghiệp như thế nào?

Câu hỏi của vào 25/01/2019   danh mục: Kinh tế học.
1 Trả lời
    Trả lời hay nhất

    CEO (Chief Executive Officer) là Tổng giám đốc điều hành, là sản phẩm của người Mỹ sáng tạo ra khi cải cách đổi mới kết cấu quản lý công ty vào những năm 60 của thế kỷ XX.

    Do thị trường biến động khôn lường, tốc độ đưa ra quyết sách và khả năng thực hiện trở nên quan trọng hơn bất cứ lúc nào. Quy tình truyền thống “Hội đồng quản trị đưa ra quyết sách, những người điều hành công ty thực hiện” đã khó lòng đáp ứng được nhu cầu. Hơn nữa giữa những người ra quyết sách và người thực hiện lại có độ trễ về truyền đạt thông tin, trở ngại về sự trao đổi lẫn nhau và chi phí cho quyết sách ngày một tăng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tốc độ phản ứng và khả năng chấp hành của người thực hiện quyết sách. Điều cốt lõi nhất để giải quyết vấn đề này chính là để những người phấn đấu vì quyết sách của chính mình, chịu trách nhiệm với hành vi của mình. CEO chính là sản phẩm của sự cải cách này. Về một phương diện nào đó, CEO đại diện cho việc chuyển một số quyền quyết sách của Hội đồng quản trị vào tay người điều hành.

    CEO là gì

    Chức trách của một CEO

    Là một CEO, anh ta phải chịu trách nhiệm với mọi việc trong công ty, đặc biệt là khi công ty đang trong giai đoạn khởi động. Anh ta phải chịu trách nhiệm với sự thành công và thất bại của công ty. Do vậy, CEO phải gánh trên vai trách nhiệm về quản lý vận hành, thị trường, chiến lược, tài chính, văn hoá doanh nghiệp, nguồn nhân lực, tuyển dụng, quy định an toàn, quá trình tiêu thụ, mối quan hệ cộng đồng trong công ty, CEO phải quan tâm tới tất cả những điều này.

    Phạm vi chức trách của CEO là mọi việc anh ta làm, là trách nhiệm mà không một ai có thể thay thế, và những việc đó cũng không thể trao quyền cho người khác. Ví dụ, xây dựng văn hoá công ty, thiết lập đội quản lý cấp cao, tìm các nguồn tài chính, trên thực tế cho dù có trao quyền thì vốn dĩ cũng phải do CEO hoàn thành. Vậy trách nhiệm chính của CEO là gì?

    Xác lập chiến lược và mục tiêu cho doanh nghiệp

    Đội ngũ quản lý cấp cao sẽ hỗ trợ phát triển chiến lược. Các nhà đầu tư có thể phê chuẩn một hạng mục kinh doanh, nhưng cuối cùng vẫn phải do CEO nắm bắt phương hướng phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ, thị trường mục tiêu của công ty này là gì? Đối thủ cạnh tranh như thế nào? Cụ thể phải thiết lập dây truyền sản xuất ra sao? Làm thế nào để xây dựng hình tượng doanh nghiệp thật đặc biệt? CEO đưa ra quyết sách, vạch ra số liệu dự toán, tìm kiếm đối tác, đương nhiên còn phải chiêu mộ một đội ngũ quản lý trình độ cao để dẫn dắt doanh nghiệp tiến tới mục tiêu chiến lược đã định.

    Xây dựng văn hoá doanh nghiệp

    Bất cứ công việc gì cũng phải được con người hoàn thành, mà con người lại chịu ảnh hưởng bởi nền văn hoá một cách sâu sắc. Một môi trường làm việc tồi tệ có thể khiến các nhân tài nhìn mà bỏ đi. Đừng quên họ có sự lựa chọn môi trường làm việc. Đương nhiên, một môi trường làm việc tốt sẽ thu hút và giữ chân những nhân tài tốt nhất.

    Có nhiều cách để xây dựng nền văn hoá cho một doanh nghiệp, nhưng CEO cần phải đặt một nền móng cơ bản. Nhất cử nhất động của CEO đều phải truyền đạt thông tin về văn hoá của doanh nghiệp ấy. Cách ăn mặc của CEO sẽ thể hiện sự nghiêm túc của môi trường làm việc này. Qua cách anh ta nói chuyện với ai đó, mọi người có thể cho rằng người ấy cực kỳ quan trọng hoặc ngược lại. Cách anh ta phản ứng với một sai lầm (dù là từ người khác hay bản thân anh ta) có thể truyền đạt thông tin về phương diện chống đỡ rũi ro. Anh ta tuyển dụng ai làm việc, nhẫn nại điều gì, anh ta khuyến khích điều gì, tất cả đều có thể xây dựng nên nền văn hoá của doanh nghiệp đó.

    Lấy một ví dụ khác, một công ty thành lập một nhóm dự án với nhiệm vụ hoàn thành một trang web truyền thông trong thời hạn đã đưa ra. Tất cả thành viên đều bận rộn tới tận cuối tuần. Khi trang web hoàn thành và ra mắt, CEO của họ đang nghỉ phép và cũng không gọi điện chúc mừng tới các thành viên trong nhóm. Đối với người CEO này, đây chỉ là việc đảm bảo cuộc sống riêng tư của anh ta không được xâm phạm, nhưng với các thành viên trong nhóm thì cách làm này đã truyền đạt một thông điệp rằng, cuộc sống riêng của CEO quan trọng hơn sự miệt mài phấn đấu ngày đêm nỗ lực từng giây phút của họ. Như vậy thì lần sau họ sẽ không còn làm việc tích cực như vậy nữa.

    Xây dựng đội nhóm

    CEO phụ trách việc tuyển dụng và sa thải nhân viên, xây dựng đội ngũ quản lý cấp cao, rồi họ tuyển dụng và sa thải, lãnh đạo những nhân viên còn lại. CEO phải có quyền tuyển dụng nhân tài và sa thải những người chấp hành kém cỏi. CEO phải giải quyết được sự xích mích giữa các thành viên trong đội ngũ quản lý cấp cao, khiến họ đồng tâm hiệp lực vì một mục tiêu chung. CEO xác định phương hướng hoạt động của doanh nghiệp bằng cách truyền đạt tư tưởng chiến lực mà doanh nghiệp phải thực hiện. Tư tưởng chiến lược tạo nên mục tiêu làm việc. Mục tiêu đã xác định thì cả đội nhóm sẽ đoàn kết, từ đó thực hiện mục tiêu của cả tổ chức một cách hoàn hảo.

    Nếu nói mục tiêu chiến lược vạch rõ phương hướng phát triển của công ty thì giá trị quan sẽ cho mọi người biết cách để thực hiện mục tiêu ấy. Giá trị quan khái quát những hành vi có thể chấp nhận được. CEO sẽ truyền đạt giá trị quan của mình bằng nhất cử nhất động của anh ta tới người khác. Nếu CEO huỷ gấp một công việc nào đó để họp với nhóm quản lý chất lượng có nghĩa là anh ta rất coi trọng vấn đề chất lượng. KHi một đội nhóm cùng tránh được một vấn đề có thể xuất hiện, cũng không nên quá tuyên dương khả năng cứu vãn tình thế của họ. Điều này cho thấy cần phải dự đoán và khống chế được rủi ro có thể xảy ra. Mọi người thông qua các giá trị quan giữa người với người nhận được một số ám thị, đồng thời họ cũng có thể nhận được thông điệp tương tự từ những hành động của CEO – sự chân thành, tin tưởng, công khai.

    Phân phối nguồn vốn

    CEO cần phải vạch ra dự toán nội bộ, cấp vốn cho những dự án có thể duy trì sự phát triển chiến lược, đồng thời chấm dứt các dự án lỗ vốn hoặc gây bất lợi tới chiến lược của doanh nghiệp. CEO phải biết tính toán các khoản chi tiêu của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không thể khiến đồng vốn của nhà đầu tư đem lại giá trị thì nên quyết định khi nào thì trả lại vốn cho nhà đầu tư. Có những CEO không nghĩ mình là nhân viên tài vụ, nhưng cuối cùng thì quyết sách quan trọng quyết định vận mệnh tài chính của công ty cũng là từ họ mà ra.

    Mối quan hệ giữa CEO và tổng giám đốc

    CEO và tổng giám đốc về hình thức đều là “cánh tay” của doanh nghiệp. CEO vừa là cánh tay hành chính vừa là người đại diện cho quyền lợi của cổ đông. Trong đa số trường hợp CEO xuất hiện với vai trò là thành viên Hội đồng quản trị, còn tổng giám đốc thì không nhất đinh phải là thành viên Hội đồng quản trị. Từ ý nghĩa này thì CEO đại diện cho doanh nghiệp và chịu trách nhiệm cơ bản với sự vận hành doanh nghiệp.

    Ở nước ngoài, vì không có người lãnh đạo cấp trên tương tự và rất nhiều ràng buộc khác, quyền uy của CEO tuyệt đối hơn so với các tổng giám đốc trong nước, nhưng họ sẽ không can thiệp quá cụ thể vào các công việc của doanh nghiệp như tổng giám đốc. Sau khi CEO đưa ra các quyết sách tổng quan, quyền thực hiện cụ thể sẽ thuộc về cấp dưới. Vì thế có người nói CEO giống như 50% chủ tịch Hội đồng quản trị + 50% tổng giám đốc.

    Giáo SưĐã trả lời vào 25/01/2019
    Câu trả lời của bạn
    Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.