Tết trùng thập là ngày gì là nghe lạ vậy mọi người?

Mình vừa mới biết ở Việt Nam có ngày lễ là tết trùng thập, vậy đó là ngày nào, có ý nghĩa và nguồn gốc ra sao vậy?

Câu hỏi của vào 21/03/2018   danh mục: Khoa học.
1 Trả lời

    Tết Trùng Thập hay Tết Song Thập vào ngày mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch còn gọi là tết của các thầy thuốc, hay Tết Cơm Mới tháng Mười. Tết này còn gọi là Tết Hạ Nguyên để đối với tết nguyên tiêu (Rằm tháng giêng).

    Nguồn gốc tết trùng thập

    Theo sách Dược lễ thì ngày 10 tháng 10 Âm lịch, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời (Xuân, Hạ, Thu, Đông) trở nên tốt nhất. Vì vậy, các thầy thuốc rất coi trọng tết này. Ở Việt Nam thì ngoài ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 thì ngày trùng thập 10/10 âm lịch rất được các thầy lang coi trọng.

    Tết trùng thập là của ông Đồng, bà Cốt, họ làm cỗ bàn linh đình. Còn đối với một số vùng nông thôn gọi là Tết Cơm Mới, Tết Thường Tân. Các nhà lấy gạo mới làm bánh dày, thổi cơm và luộc gà dâng cúng gia tiên và thần, Phật mừng được mùa.

    Ý nghĩa tết trùng thập

    Ở các vùng đồng bằng sông hồng, sông cửu long, các vùng miền từ miền bắc vào miền nam tết cơm mới ngày 10 tháng 10 để ăn mừng một mùa vụ thành công và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên đã phù hộ một mùa vụ ấm no.

    Các dân tộc ở vùng tây bắc hay trên Tây Nguyên, hàng năm khi ngô lúa ngoài nương rẫy đã thu hoạch xong, cái ăn đã chắc chắn trong nhà, thế là cả bản, cả buôn ăn tết được mùa.

    Bánh dày và bánh chưng như được chép trong Lĩnh Nam chích quái (thế kỷ 15) với nếp là nguyên liệu quan trọng trong mâm cổ ngày lễ trùng thập này.

    Tiểu họcĐã trả lời vào 21/03/2018
    Câu trả lời của bạn
    Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.