Tết trung thu? ý nghĩa và nguồn gốc tết trung thu
Tết trung thu tính theo âm lịch là ngày 15/8 hay gọi là rằm tháng 8 hằng năm. Ở Việt Nam tết trung thu còn được gọi là Tết thiếu nhi hoặc Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Đây được xem là ngày lễ lớn nhất của thiếu nhi Việt Nam, ngày còn lại là ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 dương lịch.
Nguồn gốc tết trung thu
Theo như nhiều nhà sử học và nguyên cứu văn hoá thì nguồn gốc tết thiếu nhi có nhiều tích khác nhau như sau:
Đường Minh Hoàng (713-741) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Bầu trời trăng sáng và gió mây đang nô đùa. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Trên cung trăng cảnh vật như chốn thần tiên. Nhà vua say sưa thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới trần gian, Đường Minh Hoàng còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Hay các nguồn gốc về chú cuội và chị Hằng, hay sự tích Hậu Nghệ nhưng sự tích về vua Đường Minh Hoàng vẫn được nhiều người nhắt đến nhất.
Ý nghĩa tết trung thu
Tết Trung Thu, người dân thường mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn. Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác. Đây là dịp để gia định sum họp và tạo niềm vui cho các cháu thiếu nhi có một ngày tết trung thu ý nghĩa
Bánh trung thu, bánh dẻo còn được mọi người đặt lên bàn cúng tổ tiên để tưởng nhớ những công lao mà các bật tiền bối đã làm và phụ hộ cho gia định luôn bình an.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Tết trung thu còn là dịp để người dân trên toàn quốc thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách. Các hoạt động như quyên gốp thực phẩm, quần áo cho trẻ em nghèo trên toàn quốc để mọi trẻ em đều có một cái tết trung thú ý nghĩa nhất.
Những hoạt động trong tết trung thu
Rước đèn lồng
Tại một số vùng nông thôn, người dân thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn. Nhưng ngày nay các hoạt động này còn rất ít và rất cần duy trì và phát huy.
Múa lân hay múa rồng
Múa lân hay còn được gọi là múa sư tử. Múa rồng đi kèm với các nhân vật như Ông địa, Tôn Ngộ Không. Chu Bắp Giới … với những pha bay nhảy của lân và rồng, tiếng trống dồn vang là hoạt động không thể thiết trong dịp tết trung thu tại Việt Nam.
Các loại đồ ăn trong đêm trung thu
Bánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách và để càng lâu càng tốt.
Bánh dẻo: bánh dẻo trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội. Thường dùng các khuôn có hình dạng hoa văn để tạo hình cho bánh dẻo có nhiều hình dáng đẹp mắt.
Tết trung thu là ngày tết thiếu nhi được tính vào ngày 15/8 âm lịch hay con gọi là răm tháng 8 nhé bạn. Tết trung thu hay còn được gọi là tết đoàn viên, Thường vào ngày này các gia đình thường sum họp lại bên nhau, ăn bánh trung thu, uống trà trò chuyện. Các em nhỏ thì rước đèn chơi dưới đêm trăng. Đây là không những có ý nghĩa với nhiếu nhi và còn có ý nghĩa với cả người lớn nữa nhé bạn
Tết trung thu là một ngày lễ gắn liền với tuổi thơ của tất cả chúng ta. Lồng đèn ông sao, lồng đèn cá chép hay các loại lồng đèn với đủ màu sắc khác nhau. Ngày nay tết trung thu đã phổ biến trên toàn thế giới. Vì vậy bạn nên ghi nhớ những câu chúc tiếng Anh trong dịp lễ trung thu để chúc tặng mọi người.
Happy Mid-Autumn Festival: Chúc mừng ngày Tết Trung thu.
Wishing us a long life to share the graceful moonlight: Mong chúng ta mãi được sống trường thọ để thưởng thức ánh trăng tuyệt đẹp này.
Wish you and your family a happy Mid-Autumn Festival: Chúc bạn cùng gia đình có ngày Tết Trung thu hạnh phúc.
Wish you a perfect life just like the roundest moon in Mid-Autumn Day: Mong bạn có cuộc sống an viên như vầng trăng tròn ngày Tết Trung thu.
Happy Mid-Autumn Day! Wish that you go well and have a successful and bright future: Mừng ngày Tết Trung thu, ước rằng những điều thuận lợi, thành công và may mắn sẽ đến với bạn.