Tết hàn thực là ngày lễ gì vậy mọi người ?
Tết hàn thực là ngày tết vao ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Ngày lễ của Việt Nam cũng có ở trung Quốc và một số nơi khác trên thế giới
Từ hàn có nghĩa là lạnh, thực có nghĩa là ăn và khi ghép chung 2 từ này thì có nghĩa là đồ ăn lạnh. Những món ăn đặc trưng trong ngày hàn thực là bánh trôi, bánh chay.
Nguồn gốc tết hàn thực
Đời Xuân Thu, Tấn Văn Công đang là vua nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước đi tỵ nạn, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Sau khi biết chuyện vua rất cảm kích trước tấm lòng trung quân của Giới Tử Thôi.
Và như thế 2 vị vua tôi này đã trải qua không biết bao nhiêu gian khổ. Sau 19 năm cuối cùng vua Tấn Văn Công cũng giàng lại được ngôi vua và phong thưởng cho những ai giúp mình rất hẫu hĩnh. Riêng Giới Tử Thôi thì vị vua này đã quên mất công lao to lớn lúc trước.
Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì và nghĩ đó là nghĩa vụ của một người dân khi phò vua giúp nước. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm). Nhưng ngày chính là 3-3 âm lịch và ngày này được gọi là ngày hàn thực
Ý nghĩa tết hàn thực
Trong ngày này, các gia đình làm bánh trôi, bánh chay cúng ông bà, tổ tiên và không kiêng đốt lửa. Với người Việt trong dịp này nhiều nơi làm bánh trôi, bánh chay cúng thần hoàng. Ở một số vùng, người ta làm thêm món bánh nhót, cách làm tương tự bánh chay nhưng chỉ khác hình dáng được người dân nơi đây nặn giống như trái nhót lạ mắt.