Tết trùng cửu là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa nó như thế nào vậy?

Em mới nghe một người bạn nói về ngày tết trùng cửu mà không biết đó là ngày gì. Mọi người ai giải thích cho em biết nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết này nha.

Câu hỏi của vào 19/03/2018   danh mục: Khoa học.
1 Trả lời

    Tết Trùng Cửu hay còn gọi là Tết Trùng Dương vào ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch hàng năm. Tết Trùng cửu lại lấy sự lặp của hai số 9 càng nói lên một thời điểm ở đỉnh cao nhất. Đó là tiết khí cao nhất, đẹp nhất trong mùa của một năm. Đó là sự trường thọ trong cuộc sống.

    Nguồn gốc tết trùng cửu

    Tết trùng cửucó nguồn gốc từ Trung Quốc và có nhiều truyền thuyết về tích này.

    Đời cuối nhà Hán (25-250) một người tên Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Hoàng Cảnh rằng Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải một nạn lớn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hạt tiêu, uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

    Vì vậy ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn… Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.

    Théo sách “Phong Thổ Ký” lại chép: Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước C.N.), vua Kiệt tàn ác với người dân, Thượng đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn…

    Ý nghĩa tiết trùng cửu

    Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là “Từ thanh”,  có nghĩa là “tạm biệt thảm cỏ xanh”. Sau ngày Trùng Cửu tiết trời bắt đầu sang mùa đông. Điều này cũng lý giải đúng với quan điểm “cực thịnh tất suy” của cổ nhân, qua thời điểm đẹp nhất của thời tiết mùa thu trong một năm là mùa đông lạnh lẽo, hoang tàn. Cây cối mất đi sức sống, héo rũ, úa vàng không thích hợp để đi chơi. Vì thế, tết Trùng Cửu cũng là cơ hội đi chơi, thưởng ngoạn sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông. Nhân dịp tết Trùng Cửu, nhiều người thường đến vùng ngoại thành để leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh, hít thở bầu không khí trong lành.

    Hoạt động ngày tết trùng cửu

    Leo núi: Tết Trùng Cửu, nhiều người thường đến vùng ngoại thành để leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh, hít thở bầu không khí trong lành

    Ngắm và uống rượu hoa cúc: Thường thì trà hoa cúc thường được nhiều người lựa chọn hơn là rượu hoa cúc

    Ăn bánh cao: Bánh cao làm bằng bột gạo xay nước ngào đường đỏ hấp chín đổ thành 9 tầng như bảo tháp, tượng trưng cho đỉnh cao và số 9, bên trên còn năm hình hai con dê nhỏ tượng trưng trùng dương.

    Tiểu họcĐã trả lời vào 20/03/2018
    Câu trả lời của bạn
    Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.