CFO là gì? Chức vụ và quyền hạn của CFO trong công ty ntn

CFO là gì? CFO đối với doanh nghiệp quan trọng như thế nào, Quyền hạn và nghĩa vụ của CFO trong công ty.

Câu hỏi của vào 15/02/2019   danh mục: Kinh tế học.
1 Trả lời

    Giám đốc tài chính (CFO) là gì?

    Giám đốc tài chính (CFO, Chief Financial Officer) là kết quả tất yếu khi cơ cấu quản trị doanh nghiệp phát triển tới một giai đoạn mới. Một cơ cấu quản trị mà không có giám đốc tài chính thì không phải cơ cấu quản trị mang đầy đủ ý nghĩa.

    CFO là gì

    Giám đốc tài chính không phải kế toán trưởng hay giám đốc tài vụ

    Phó tổng giám đốc điều hành của Kodak (Mỹ) khi nhận phỏng vấn của phóng viên trong nước có nói tới chức trách của giám đốc tài chính trong công ty của Mỹ. Ông cho rằng, CFO ở công ty của Mỹ quản lý mọi công việc của tài vụ và kế toán trong công ty. Một nhiệm vụ quan trọng của CFO chính là báo cáo tình hình kinh hoanh và kết toán tài chính cho nhà đầu tư, để nhà đầu tư nắm được tình hình vận hành thực tế của công ty. Do đó CFO cũng là “cầu nối” giữa công ty và người đầu tư. Giám đốc tài chính phụ trách về tài vụ, kế toán, đầu tư, các khoản vay, quan hệ và pháp luật đầu tư.

    Phòng tài vụ, phòng kế toán, phòng dịch vụ thông tin đều thuộc quyền quản lý của giám đốc tài chính. Ngoài việc chịu trách nhiệm về các mối quan hệ với nhà đầu tư, CFO còn phải đảm bảo trong quá trình hoạt động công ty có đủ tiền mặt, đủ không gian làm việc và sản xuất kinh doanh. Họ có thể tập trung ngân sách từ vay ngân hàng hoặc từ thị trường cổ phiếu. Ngoài ra CFO cũng quản lý cả đầu tư và những công việc phức tạp về pháp luật.

    CFO không có cổ phần không phải CFO thực sự

    Cùng với sự chuyển biến về chức năng cũng như tác dụng ngày một lớn của CFO, thu nhập của họ cũng có thay đổi lớn lao. Theo thông tin của tạo chí “CFO” (Mỹ), thông thường CFO có sở hữu cổ phần của công ty tương đương với CEO. Ở Mỹ, những công ty lớn có giá trị từ 10 tỷ USD trở lên thì kết cấu lương của CEO là: lương cơ bản năm chiếm 17%, thưởng chiếm 11%, kế hoạch phúc lợi chiếm 7%, kế hoạch khích lệ dài hạn, trong đó quyền cổ phiếu là chính, chiếm 65%. Năm 1999, tỉ lệ thu nhập từ cổ phiếu của 50 vị tổng giám đốc có lương cao nhất ở Mỹ chiếm 94.92 tổng thu nhập.

    Năm 2000, lương của rất nhiều CEO ở các công ty mạng quy mô lớn có 87% là từ cổ phiếu. Nhiều người cho rằng, CEO đúng nghĩa là sự đánh dấu của nguồn vốn nhân lực bước lên vũ đài lịch sử, mang ý nghĩa vượt thời đại. Do vậy, để CEO, CFO có quyền cổ phiếu là điều phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế tri thức, là sản phẩm tất yếu khi nâng cao giá trị của nguồn vốn nhân lực.

    Thứ nhất, tại sao việc cho CFO có quyền cổ phiếu lại trở thành trào lưu? Đó là vì CFO có vai trò đặc biệt quan trọng và là người đại diện công ty.

    Thứ hai, CFO là người đại diện cho cổ đông công ty, hơn nữa còn có nghiệp vụ phức tạp, mọi người rất khó quan sát, tính toán về chất và lượng công việc của CFO rồi căn cứ vào đó mà trả lương.

    Thứ ba, CFO hiện đại là người quản lý kiểu mới phù hợp với yêu cầu của nguồn vốn nhân lực, gánh vác hai trách nhiệm quan trọng là nhà tư bản và doanh nhân. Do vậy CFO là giám đốc chuyên nghiệp có quyền tài sản nguồn vốn nhân lực.

    Phân biệt phạm vi chức quyền của CEO và CFO

    Quản lý nhân viên và cân bằng mối quan hệ là công việc cực kỳ quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Nếu chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc là người đa chức năng, có thể xử lý rất nhiều nghiệp vụ thì không cần phải có chức phó hoặc chủ quản các phòng ban. Để phát huy được tác dụng của CFO trong quản lý và vận hành công ty, buộc phải phân định rõ phạm vi chức quyền của CEO và CFO, và yêu cầu chủ tịch hội đồng quản trị và CEO tôn trọng quyền của CFO.

    Trong thời kỳ kinh tế xã hội thay đổi như vũ bão, trong môi trường kinh doanh phức tạp, CEO không cần thiết phải việc gì cũng đích thân làm, nên phát huy tối đa điểm mạnh của các nhân tài chuyên nghiệp khác, trao cho họ quyền lợi họ đáng có, tin tưởng vào khả năng của họ, phát huy sở trường của họ, tôn trọng quyền của hoj, quy định trách nhiệm cho họ.

    Chức trách của giám đốc tài chính về mặt chiến lược và quản trị

    Phần lớn các giám đốc tài chính khi trả lời phỏng vấn đều cho rằng, chức trách của giám đốc tài chính đã vượt xa việc xử lý và báo cáo rồi, quản trị doanh nghiệp và quản lý chiến lược trở thành nội dung trọng điểm trong công việc của giám đốc tài chính

    Quản lý thông tin

    Cùng với sự phát triển về công nghệ thông tin, mọi người có thể nhận thông tin từ rất nhiều nguồn và phương thức khác nhau. Từ đó thông tin càng ngày càng trở thành một loại tài nguyên quan trọng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải lấy thông tin làm cơ sở, phân tích ý nghĩa kinh tế đằng sau những con số từ đó nắm bắt sự thay đổi của thị trường và đặc điểm của nhu cầu, phân tích ưu thế cạnh tranh, nhược điểm của đối thủ, lập chiến lược cạnh tranh, nâng cao khả năng cạnh tranh tổng hợp, mở rộng thị trường. Đồng thời CFO cũng cần nhìn rõ không gian sinh tồn và ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó lập ra chiến lược phát triển.

    Là một thành viên của đội ngũ quản lý cấp cao, giám đốc tài chính càng cần chú trọng quản lý thông tin. Trước tiên, thu thập thông tin rồi từ lượng lớn thông tin hỗn tạp đó tiến hành lựa chọn, phân tích tổng hợp, đảm bảo những thông tin mình thu thập mang tính khách quan và liên quan tới những quyết sách của mình. Thứ hai, truyền đạt một cách khách quan và giải thích những thông tin liên quan tới những thành viên liên quan để đáp ứng nhu cầu thông tin cho những người đưa ra quyết sách và nhu cầu trao đổi thông tin của công ty. Thứ ba, tránh để lộ thông tin cá nhân quá nhiều. Công nghệ thông tin phát triển, khiến thông tin truyền đi càng gày càng trực tiếp, rất dễ khiến thông tin bị tiết lộ quá nhiều. Giám đốc tài chính buộc phải kiểm soát thông tin, đảm bảo an toàn thông tin, cẩn trọng quá tải thông tin (information overload).

    Quản lý thông tin quan trọng nhất là thiết kế quy trình của hệ thống thông tin và quản lý quy trình một cách hiệu quả. Thách thức của hệ thống thông tin vận hành hiệu quả không phải ở bản thân kỹ thuật mà là ở thiết kế và quản lý quy trình đằng sau nó. Giám đốc tài chính cần phải thiết kế quy trình thông tin nội bộ một cách hợp lý, đảm bảo công nghệ thông tin được tận dụng tối đa, thông qua quy trình và quản lý hợp lý, giúp mỗi phòng ban hoặc cá nhân đều có thể cung cấp hoặc nhận thông tin khách quan.

    Lập chiến lược

    Đối với công ty xuyên quốc gia, nhiệm vụ của giám đốc tài chính đang thay đổi: tâm điểm chú ý của họ từ quá trình và kiểm soát giao dịch chuyển sang cung cấp sự hỗ trợ quyết sách và tham gia sâu hơn vào việc lập chiến lược toàn cầu. Điều mà các công ty xuyên quốc gia quan tâm hiện nay là toàn cầu hoá quản lý kinh doanh, tối đa hoá giá trị cổ đông và mở rộng năng lực cạnh tranh cốt lõi của công ty.

    Do vậy, giám đốc tài chính nên hoàn thành sự thay đổi chức trách của bản thân, tích cực tham gia việc lập chiến lược doanh nghiệp. Theo khảo sát, phần lớn giám đốc tài chính của mười công ty xuyên quốc gia quy mô lớn trong đó có Microsoft, Siemens cho rằng giám đốc tài chính sẽ ngày càng dành nhiều thời gian và tinh lực vào công việc lập chiến lược.

    Giám đốc tài chính dựa vào chuyên môn và kiến thức của mình hiểu rõ về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ ngày một tham gia nhiều hơn vào việc lập chiến lược cho doanh nghiệp. Không chỉ làm trợ thủ và tham mưu cho quản lý cấp cao mà còn là một phần quan trọng của đội ngũ lập chiến lược, cung cấp và phân tích số liệu tài chính mang tính dự đoán cho kế hoạch và chiến lược dài hạn, đồng thời phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan tới tài chính trong chiến lược.

    Giám đốc tài chính cần phải tận dụng khả năng nắm bắt tình hình tổng quan doanh nghiệp để xác định trọng điểm chiến lược của sự phát triển đồng thời phân tích ưu nhược điểm của mọi kế hoạch. Kết hợp các nguồn tài nguyên là vấn đề chiến lược quan trọng trong việc lập chiến lược, ví dụ trong tổ hợp đầu tư cần quyết định tiếp tục hay dừng lại, xác định trọng điểm đầu tư, phán đoán ảnh hưởng của các yếu tố tới giá trị cổ đông và lưu lượng tiền mặt. Ngoài ra việc thu mua, tạo dựng hình tượng công ty đều sẽ trở thành nội dung công việc quan trọng của giám đốc tài chính.

    Quản lý rủi ro

    Mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Nhưng lợi ích luôn đi liền với rủi ro, doanh nghiệp theo đuổi lợi ích kinh tế bắt buộc phải chịu rủi ro tương ứng. Quản lý rủi ro hiệu quả là công việc tất yếu để doanh nghiệp tránh thất bại trong kinh doanh và thực hiện mục tiêu.

    Trong môi trường kinh tế toàn cầu hoá, môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp phải đối mặt phức tạp và biến hoá khôn lường, cạnh tranh thêm ác liệt, nên rủi ro cũng tăng lên. Quản lý rủi ro đang trở thành mắt xích quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, giám đốc tài chính cần phải phát huy tác dụng của mình trong quản lý rủi ro. Trước tiên CFO phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro, tiến hành nhận biết, xác nhận và đánh giá rủi ro và các nhân tố của rủi ro.

    Do có ngày càng nhiều cách để thu thập thông tin, tốc độ thay đổi cũng rất nhanh, nhận biết và xác định rủi ro và nhân tố rủi ro cũng không phải dễ dàng. Thứ hai, đối với rủi ro doanh nghiệp, CFO cần căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và tình hình thị trường hàng hoá và thị trường tư bản, lựa chọn công cụ phòng tránh rủi ro phù hợp nhất. Công cụ phòng tránh rủi ro càng ngày càng phức tạp, giám đốc tài chính phải hiểu rõ ảnh hưởng của mỗi công cụ tới doanh nghiệp với điều kiện không làm gia tăng rủi ro.

    Giám đốc tài chính cần chú ý: mỗi loại công cụ phòng tránh rủi ro chỉ là cách để phòng tránh chứ rủi ro chứ không phải công cụ đầu tư kiếm tiền, trừ phi công ty có nghiệp vụ chính là đầu cơ. Do vậy giám đốc tài chính luôn phải ghi nhớ ngành nghề của công ty mình, dựa vào sản xuất kinh doanh thực hiện lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, các công cụ tránh rủi ro chỉ dùng để giảm rủi ro cho doanh nghiệp chứ không được trở thành nguyên nhân gây rủi ro mới.

    Nhiệm vụ cảnh báo

    Môi trường kinh doanh ngày càng được quốc tế hoá, cũng ngày một phức tạp, giám đốc tài chính trên cơ sở luôn quan sát những rủi ro và thiếu hụt trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, phải thực hiện được chức năng cảnh báo rủi ro. Quản lý cấp cao khác trong doanh nghiệp cũng mong giám đốc tài chính thực hiện tốt chức năng cảnh báo. Cảnh báo tước những sai sót có thể xảy ra, những rủi ro tiềm tại, từ đó giúp đội ngũ quản lý có tinh thần cảnh giác với rủi ro có thể xảy ra, giảm thiếu tối đa tổn thất có thể có. So với những người quản lý khác thì giám đốc tài chính có ưu thế rõ rệt về mặt này. Họ có thể chú ý tới vấn đề, mâu thuẫn trong công ty một cách toàn diện và sớm nhất, kịp thời chỉ ra sai sót trước khi nó xảy ra, hoặc với những vấn đề xảy ra thì có những biện pháp kiểm soát và sửa chữa trước khi sự việc vượt quá tầm khống chế.

    Xử lý quan hệ với nhà đầu tư

    Xử lý mối quan hệ giữa công ty và các nhà đầu tư cũng là nhiệm vụ quan trọng của giám đốc tài chính trong năm 2010. Nhiệm vụ của giám đốc tài chính là chú trọng vào nâng cao giá trị của cổ đông, trao đổi tương tác với nhà đầu tư và đáp ứng nhu cầu thông tin của họ.

    Do toàn cầu hoá mà nhiều công ty không chỉ giới hạn kinh doanh ở một quốc gia hay khu vực nữa, nhà đầu tư của họ cũng ở khắp nơi trên thế giới. Đáp ứng nhu cầu thông tin của những nhà đầu tư hiện có hoặc tiềm năng này là nhiệm vụ quan trọng của giám đốc tài chính, nghĩa là truyền đạt tình hình kinh doanh và báo cáo tài chính của công ty cho nhà đầu tư, để họ nắm được tình hình vận hành thực tế của công ty. Thực tế giám đốc tài chính đóng vai trò như cầu nối giữa công ty và nhà đầu tư. Do quy tắc kế toán thống nhất toàn cầu vẫn đang được hoàn thiện nên với những công ty quốc tế hoá, căn cứ tiêu chuẩn kế toán khác nhau để cung cấp những thông tin kế toán cho nhà đầu tư ở quốc gia và khu vực khác nhau cũng là nhiệm vụ quan trọng của giám đốc tài chính.

    Để đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà đầu tư, tương tác tốt với các nhà đầu tư, giám đốc tài chính cần phải đặc biệt chú ý tới hai vấn đề. Thứ nhất, ngoài việc công ty tự trình bày về mình, các nhà đầu tư thông minh còn có thể nắm bắt thông tin về công ty bằng rất nhiều con đường, nên giám đốc tài chính phải đảm bảo cung cấp thông tin một cách chân thực, hoàn chỉnh, để nhận được nhà đầu tư tin tưởng. Thứ hai, nhà đầu tư là người sở hữu công ty, giám đốc tài chính phải cung cấp thông tin cần thiết cho nhà đầu tư, nhưng cũng phải chú ý không được để lộ quá nhiều, không được cho họ biết thông tin không được công khai.

    Giám đốc tài chính còn phải chú ý giá trị cổ đông, phát huy tối đa tác dụng trong tối đa hoá giá trị cổ đông. Tối đa hoá giá trị cổ đông là mục tiêu quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp, giám đốc tài chính cần phải kết hợp chiến lược công ty, quản lý hàng ngày với mục tiêu tối đa hoá giá trị cổ đông. “Trước kia, giám đốc tài chính chỉ cung cấp số liệu tài chính tốt cho cổ đông, nhưng giờ phải khiến sự đầu tư của họ tăng tối đa giá trị.” (John Schmoll – giám đốc tài chính của tập đoàn bán lẻ Coles Myer, tập đoàn bán lẻ lớn nhất Italia.)

    Quản lý các khoản vay

    Ở môi trường kinh tế khác nhau thì quản lý vay cũng có đặc điểm khác nhau. Với xu thế kinh tế toàn cầu hoá, các doanh nghiệp đối mặt với môi trường tập trung vốn phức tạp và biến đổi nhanh chóng, nhiệm vụ quản lý vay của giám đốc tài chính càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển doanh nghiệp. Họ phải suy nghĩ tới nguy cơ tài chính tiềm tại, luôn chú ý tới dòng tiền mặt của doanh nghiệp, thực hiện vay hợp lý để kịp thời tập trung vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt là khi tình hình kinh tế vĩ mô gặp khó khăn. Với công ty mới thành lập cần chú ý rằng khi họ cần vốn thì thị trường vốn chưa chắc đáp ứng được nhu cầu vốn bất cứ lúc nào. Do đó mà trọng trách quản lý tiền vay của giám đốc tài chính càng trở nên quan trọng hơn.

    Ngoài ra cách thức thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền vay cũng sẽ có một số thay đổi.

    Trước tiên, công nghệ thông tin phát triển khiến giám đốc tài chính “khi doanh nghiệp cần vốn, có thể ngồi trước màn hình gõ bàn phím để vay trên thị trường tài chính, có thể ngồi tại một chỗ để thực hiện nghiệp vụ vay ở khắp nơi trên thế giới”. (Jan Hommen)

    Sau đó, tương lai sẽ xuất hiện rất nhiều những doanh nghiệp trun gian nhỏ, họ không thực hiện giao dịch cụ thể mà cung cấp dịch vụ tư vấn để có thu nhập.

    Vì các doanh nghiệp trung gian nhỏ khách quan hơn, công ty lớn có thể vui vẻ trả tiền cho ý kiến chuyên nghiệp không thiên vị của họ. Giám đốc tài chính của các công ty lớn nên coi những công ty trung gian nhỏ đó là người hợp tác để có được nguồn vốn nhanh hơn từ thị trường tài chính. Ngoài ra dịch vụ cho vay sau này có thể trở thành một loại dịch vụ cộng hưởng, do doanh nghiệp và ngân hàng mở tài khoản của họ cùng hoàn thành.

    Yêu cầu đối với giám đốc tài chính

    1. Kiến thức và thị trường và văn hoá. Tương lai công ty sẽ nằm trong môi trường kinh doanh toàn cầu hoá thực sự, cạnh tranh khốc liệt, quốc gia mà doanh nghiệp kinh doanh có văn hoá đa dạng, nên ngoài những kiến thức chuyên ngành về kế toán tài chính, giám đốc tài chính còn phải có kiến thức rộng về văn hoá và thị trường, hiểu rõ môi trường quản lý tài chính, mô hình vận hành doanh nghiệp, từ đó đáp ứng nhu cầu kinh doanh quốc tế hoá trong môi trường toàn cầu hoá.
    2. Có khả năng quy hoạch chiến lược và tổ chức. Chức trách của giám đốc tài chính trong tương lai sẽ ngày càng nghiêng về tầng chiến lược, họ cần phải có khả năng quy hoạch chiến lược và tổ chức nhất định, đủ điều kiện để trở thành nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp. Biểu hiện chủ yếu:
      1. Thứ nhất, có khứu giác nhạy bén với chính sách vĩ mô, phát triển sản nghiệp, thị trường tài chính và có khả năng phân tích phán đoán tốt. “Tác dụng của giám đốc tài chính còn là xúc tu của doanh nghiệp trên thị trường”, “giám đốc tài chính phải cực kỳ nhanh nhạy với sự thay đổi của thị trường và sự thay đổi chính sách” (Carlos Olivieri: giám đốc tài chính của  Quilmes Industrial S.A – công ty giải khát lớn có công ty mẹ ở thủ đô của Argentina).
      2. Thứ hai, là người thiết kế của quản lý giá trị, giám đốc tài chính cần phải có tư duy chiến lược, giỏi phân tích tài chính, có những phán đoán chuyên nghiệp về thị trường, sản xuất, tiêu thụ và đưa ra quyết sách vĩ mô.
      3. Thứ ba, thực hiện mục tiêu giá trị và khống chế rủi ro. Giám đốc tài chính phải giám sát và kiểm tra được hoạt động tài chính của doanh nghiệp dựa vào mục tiêu và tiêu chuẩn trong kế hoạch tài chính đã đặt ra.
    1. Khả năng giao tiếp. Quản lý tài chính là một kiểu quản lý giá trị mang tính tổng hợp, nó bao phủ gần như mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm này quyết định giám đốc tài chính không chỉ đơn giản là nhân viên tài chính của phòng tài chính, họ còn là một phần của mọi phòng ban chức năng của doanh nghiệp. Do vậy, là người tổ chức lãnh đạo nghiệp vụ tài chính, giám đốc tài chính cần phải có khả năng giao tiếp rất tốt, để điều động sự tích cực của toàn thể nhân viên và phòng ban tham gia quản lý tài chính. Họ cũng cần có tinh thần tập thể, khả năng đàm phán điều tiết. Ngoài ra giám đốc tài chính còn phải có tự tin và dũng khí đối mặt với những ý kiến không đúng đắn của cấp quản lý cao.
    2. Khả năng ứng biến. Quyết sách và quản lý vốn không rõ ràng như trắng với đen, hơn nữa tiêu chuẩn kế toán toàn cầu cũng không thể có quy định cụ thể tới mọi tình huống trong doanh nghiệp. Do vậy giám đốc tài chính phải có khả năng ứng biến tốt, giỏi xử lý những công việc không xác định, phán đoán hợp lý. Điều này yêu cầu giám đốc tài chính cần có kiến thức tổng hợp, hiểu rõ và toàn diện về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

    Có thể dự đoán được rằng, cùng với quá trình toàn cầu hoá, công nghệ thông tin phát triển, chức trách của giám đốc tài chính sẽ ngày càng nghiên về tầng chiến lược. Nhưng cần chú ý rằng, cho dù mọi người đang ngày một coi trọng vai trò của giám đốc tài chính ở tầng chiến lược, nhưng không có nghĩa là có thể bỏ qua vai trò truyền thống của họ.

    Nhiệm vụ truyền thống của giám đốc tài chính bao gồm xử lý số liệu, báo cáo, quản lý thu chi hàng ngày không được lung lay. Cần phải trên tiền đề đảm bảo đối chiếu kế toàn, quản lý thu chi tài chính hàng ngày, phát triển và nâng cao trách nhiệm của giám đốc tài chính trong tầng chiến lược. Đây sẽ là xu thế phát triển trong tương lai của giám đốc tài chính.

    Giáo SưĐã trả lời vào 15/02/2019
    Câu trả lời của bạn
    Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.