COO là gì? Quyền và trách nhiệm của người này trong doanh nghiệp
COO là gì, phải hiểu COO như thế nào cho đúng. Trong doanh nghiệp thì COO có quyền hạn và trách nhiệm gì vậy
Giám đốc điều hành (COO, Chief Operating Officer) là nhân viên cao cấp phụ trách quản lý hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. COO là một trong những thành viên cao cấp nhất trong tổ chức doanh nghiệp, giám sát sự vận hằng ngày của công ty và báo cáo trực tiếp lên tổng giám đốc điều hành (CEO). Trong một số công ty, COO có thể kiêm nhiệm giám đốc, nhưng đa số COO kiêm nhiệm phó chủ tịch.
Giám đốc điều hành được tổng giám đốc uỷ quyền quản lý công việc kinh doanh của công ty, xây dựng phương châm và chính sách quản lý kinh doanh, chỉ đạo, giám sát và quản lý việc kinh doanh của công ty đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện các quy định và điều lệnh trong công việc.
Chức trách của giám đốc điều hành
- Xây dựng quy tắc kinh doanh của công ty, lập hệ thống kế hoạch làm việc trong năm, quy định quy trình làm việc tiêu chuẩn, sau khi được tổng giám đốc phê chuẩn thì giám sát việc thực hiện.
- Cung cấp số liệu và báo cáo nghiên cứu cụ thể cho những quyết sách quan trọng. Định kỳ phân tích và dự đoán tình hình kinh doanh của công ty.
- Quản lý và điều hoà công việc của bộ phận thị trường và kỹ thuật, đảm bảo phát huy toàn diện chức năng của hệ thống kinh doanh, báo cáo những vấn đề quan trọng lên tổng giám đốc quyết định.
- Phụ trách tổ chức xây dựng chế độ trách nhiệm kinh tế của công ty, quy tắc cụ thể về chế độ sát hạch và công tác sát hạch, đánh giá sát hạch và kịp thời công bố theo tháng.
- Chỉ huy thực hiện phương án thiết kế tổng thể của hệ thống kinh doanh, chịu trách nhiệm về phương án dự toán đầu tư kinh doanh của toàn kinh doanh, sau khi được phê chuẩn thì tổ chức thực hiện.
- Nắm chắc sự biến động và xu hướng của ngành công nghệ thông tin trong và ngoài nước, đánh giá ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật, đưa ý kiến và đề nghị về việc áp dụng kỹ thuật công nghệ trong các hoạt động của công ty.
- Phụ trách cung cấp báo cáo tổng hợp về công việc cho các cơ quan kiểm tra, đánh giá hiệu suất làm việc và xử lý các vấn đề, định kỳ nghe báo cáo từ cấp dưới và đánh giá công việc.
- Phụ trách chỉ dẫn, quản lý, giám sát công việc của nhân viên cấp dưới ở các bộ phận, cải thiện chất lượng công việc và thái độ phục vụ, sát hạch thành tích và thưởng phạt nhân viên công minh.
- Chịu trách nhiệm tổ chức hoàn thiện quy định của các phòng ban và chế độ quản lý liên quan tới việc quản lý chuyên môn.
- Phụ trách bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên.
- Hoàn thành công việc do tổng giám đốc giao.
Phạm vi quyền lợi của COO
- Có quyền vạch kế hoạch, nêu ý kiến, phủ quyết.
- Có quyền sát hạch kiểm tra tình trạng hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận dưới quyền.
- Có quyền chỉ đạo và sát hạch của quản lý các bộ phận dưới quyền.
- Có quyền đưa ra ý kiện với những quyết định của tổng giám đốc.
Phạm vi trách nhiệm của COO
- Tổ chức và điều hoà công việc để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm của công ty.
- Tổ chức và thúc đẩy kế hoạch phát triển công ty trung và dài hạn.
- Chịu trách nhiệm kinh tế và hành chính nếu thông tin điều tra sai lệch nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới quyết sách gây tổn thất lớn cho công ty.
Làm thế nào để trở thành COO
- Cố gắng tìm hiểu về nhiều lĩnh vực công việc.
Từng có người gọi Victor Koo ( từng là chủ tịch Sohu.com) một cách hình tượng là “người biết mọi thứ trên thế giới”. Trước khi gia nhập Sohu anh làm việc cho một công ty tư vấn quản trị rồi làm cho công ty đa quốc gia, công ty đầu tư mạo hiểm, anh từng làm tư vấn quản trị, đầu tư mạo hiểm, điều hành truyền thông, đầu tư giải trí.
Victor Koo cho rằng, làm việc ở công ty đa quốc gia có thể giúp ta hiểu được quy trình vận hành công ty một cách quy chuẩn, giúp ích lớn cho sự trưởng thành của chúng ta. Làm việc ở công ty tư vấn quản trị thì giúp bạn tiếp xúc với nhiều ví dụ thành công và thất bại, từ đó xây dựng cho mình một kho dữ liệu quản trị riêng. Làm việc ở công ty đầu tư mạo hiểm giúp bạn hiểu rõ về sự vận hành của tiền vốn. Tất cả đều là kinh nghiệm có ích để trở thành một COO. Hiện nay không phải ai cũng làm ở nhiều công ty để tích luỹ kinh nghiệm, nên hãy trân trọng mọi cơ hội khi ở một công ty. Cũng có nhiều công ty không phản đối việc nhân viên quản lý bình thường thay đổi chức vụ, cũng chủ động cung cấp cơ hội luân phiên chức vụ, nên tận dụng tốt những cơ hội như vậy để nâng cao năng lực bản thân.
- Cần phải có một cái đầu biết vạch “kế hoạch kinh doanh”. Kế hoạch kinh doanh là vì một mục tiêu đã có, trên cơ sở các số liệu, các trường hợp cá biệt và tình hình thực tế, vạch ra một bức tranh kinh doanh tạo lợi nhuận khả quan nhất với điều kiện và tài nguyên nhất định. Trong đó quan trọng nhất là khả năng tư duy logic, cần mô tả và phân tích tất cả giả thiết và những ảnh hưởng của chúng. Đương nhiên giả thiết là không xác định, nhưng những giả thiết có căn cứ cộng với tư duy logic chặt chẽ cùng phương pháp mô phỏng có hệ thống sẽ nâng cao độ đáng tin cậy.
- Có khả năng nắm bắt thông tin tốt, có sự nhạy cảm với những thông tin chớp nhoáng. Một kế hoạch kinh doanh tốt sẽ phản ánh được sự hiểu biết về dự án và độ tự tin thành công của COO đối với dự án, thể hiện được năng lực của COO một cách toàn diện.
- Có ý thức về hiệu suất công việc, trong đó có gồm 2 phương diện: một là tăng cường hiệu suất làm việc của bản thân. Khối lượng công việc của COO trong ngày rất lớn, không đảm bảo hiệu suất làm việc thì không thể tăng năng suất làm việc được. Hai là tăng hiệu suất vận hành của các tài nguyên, biết tận dụn phát huy hết năng lực của mọi nhân viên, mọi tài nguyên.