CBO là gì? CBO là đảm nhận công việc gì trong một doanh nghiệp

CBO là gì? Trách nhiệm của CBO ở công ty. Làm thế nào mới có thể lên vị trí CBO của một doanh nghiệp.

Câu hỏi của vào 14/02/2019   danh mục: Kinh tế học.
1 Trả lời

    Giám đốc thương hiệu (CBO, Chief brand officer) là nhân viên cấp cao của tổ chức hiện đại (bao gồm doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức khác), chuyên phụ trách quản lý chiến lược thương hiệu, đại diện cho CEO giao lưu kết nối đối ngoại về hình tượng, thương hiệu và văn hoá của doanh nghiệp. CBO không chỉ là một kiểu nhân tài chuyên nghiệp mà còn là nhân tài đặc biệt, cũng là sản phẩm của sự thời đại hoá thương hiệu. Vì CBO không chỉ là người truyền bá, mà còn là người tham gia vào xây dựng giá trị doanh nghiệp và người chịu trách nhiệm với việc kinh doanh tài sản thương hiệu của doanh nghiệp.

    Theo thông lệ quốc tế, giám đốc thương hiệu được lãnh đạo cấp phó tổng đảm nhiệm, vì thế lương của một giám đốc thương hiệu ở nước người ít là trăm nghìn đô la, nhiều có thể tới hàng triệu thậm trí là vài chục triệu đô. CBO là nhân vật nòng cốt của xây dựng và thực hiện quản lý thương hiệu, đang trở thành đối tượng được ưu ái mới của doanh nghiệp.

    CBO là gì

    Nguồn gốc của giám đốc thương hiệu

    Cùng với ý thức về thương hiệu của xã hội ngày một rõ rệt, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu có chức vụ giám đốc thương hiệu cho mình. Giám đốc thương hiệu là chức vụ cao cấp ngang hàng với giám đốc điều hành (CEO), phụ trách việc tạo dựng, bảo vệ, tuyên truyền và mở rộng thương hiệu cho doanh nghiệp.

    Việc thành lập vị trí giám đốc thương hiệu là một sự cải cách rất nhanh nhạy của quản trị doanh nghiệp, tức đem việc quản lý thương hiệu liệt kê vào công việc quản lý hàng ngày. Quản lý thương hiệu là có nhân viên và cơ cấu chuyên biệt để thực hiện chuyên nghiệp hoá nhãn hiệu riêng.

    Thương hiệu cần phải được quản lý chuyên nghiệp, trước tiên là vì thương hiệu là nguồn tài sản vô hình lớn của doanh nghiệp. Cho dù loại tài sản này ở nhiều doanh nghiệp chưa được đưa vào báo cáo tài chính, nhưng nó là sở hữu của doanh nghiệp, là sự tích luỹ lâu dài từ nhân lực, vật lực và tài lực của doanh nghiệp.

    Ví dụ: Để tạo dựng sức cạnh tranh, tăng hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao trong thương hiệu và dịch vụ, mua và sử dụng bản quyền phát minh, tác quyền thiết kế, phần mềm máy tính, thiết kế vi mạch, buộc phải đầu tư mạnh vào tri thức. Để nâng cao độ nổi tiếng của dịch vụ thương hiệu, để chiếm nhiều thị phần hơn, tăng cường chức năng nhận biết nhãn hiệu, phải đầu tư mạnh vào biểu tượng. Để thực hiện các mục đích trên thì phải đầu tư vào quảng cáo, xã giao một cách thường xuyên liên tục và lâu dài. Thực tiễn đã chứng minh, chỉ cần quản lý hiệu quả và kiên trì nguồn lao động, nguồn tri thức đằng sau thương hiệu thì lượng tài sản sinh ra hoàn toàn có thể vượt xa tài sản hữu hình.

    Lý do thứ hai thương hiệu cần được quản lý chuyên nghiệp, đó là vì thương hiệu liên quan tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thương hiệu là sức cạnh tranh, là uy tín, là thị phần. Ở một tầng ý nghĩa nào đó có thể nói toàn bộ nguồn tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc và nguồn nhân lực đều phụ thuộc vào tài sản vô hình, trong đó thương hiệu là nòng cốt. Khi thương hiệu có vấn đề, hoặc nói tiêu cực là thương hiệu sụp đổ, thì nhà xưởng máy móc chỉ có thể để không, công nhân và nhân viên kỹ thuật cũng không có việc để làm, từ đó mà doanh nghiệp cũng đóng cửa. Ngược lại, cho dù một mồi lửa thiêu rụi cả nhà xưởng, nhưng sau vụ hoả hoạn, chỉ cần thương hiệu còn đứng vững thì không sợ không có vốn, không có nhân tài, không tìm lại được không gian sinh tồn và phát triển.

    Lý do thứ ba là bằng hình thức đặc thù thế chấp uy tín để giải quyết khó khăn, trở ngại về sự mất đối xứng thông tin trên thị trường, cũng chính là để người tiêu dùng tin tưởng hơn khi mua nhãn hiệu nổi tiếng. Điều này rất có ích cho việc giữ vững lòng tin của người tiêu dùng, mở rộng quy mô giao dịch thị trường.

    Chức trách của giám dốc thương hiệu:

    1. Trực tiếp phân tích, đưa ra quyết sách và điều tiến vận hành các công việc quan trọng của doanh nghiệp, cung cấp quyết sách và sự hỗ trợ chuyên môn về chiến lược thương hiệu.
    2. Phụ trách xây dựng chiến lược thương hiệu, quy hoạch và thực hiện sách lược truyền bá thương hiệu, tăng cường toàn diện về độ nổi tiếng và tầm ảnh hưởng thương hiệu của doanh nghiệp.
    3. Căn cứ chiến lược phát triển nghiệp vụ của doanh nghiệp, vạch ra sách lược chiến lược mở rộng thị trường thương hiệu và mở rộng truyền thông.
    4. Quản lý và chỉ đạo toàn diện công tác tuyên truyền thương hiệu, quy hoạch và xây dựng hoàn thiện phòng tuyên truyền thương hiệu.
    5. Phụ trách điều tiết, phối hợp với truyền thông, chính phủ, đảm bảo tuyên truyền rộng rãi hình tượng thương hiệu của doanh nghiệp.

    Vai trò của giám đốc thương hiệu

    Hiện nay kinh tế toàn cầu hoá đang phát triển chóng mặt, sự cạnh tranh trên thị trường ngày một ác liệt, độ tương đồng về chất lượng sản phẩm ngày một cao, càng ngày càng nhiều doanh nghiệp ý thức được rằng thương hiệu chính là vụ khí giúp mình chiến thắng trong cạnh tranh.

    Thương hiệu không chỉ là sự nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp, đó còn là vật chuyển tải thông tin về giá trị tiếp thị. Một thương hiệu hoàn chỉnh không chỉ có tên gọi, nó còn bao hàm nhiều loại thông tin về sản phẩm, văn hoá, dịch vụ, thị giác.. Chỉ khi kết hợp được một cách tối đa các thông tin này thì mới thể hiện được hết giá trị và hình tượng của thương hiệu.

    Sau thời đại của quảng cáo, của tiếp thị, thị trường hiện nay đã bước vào thời đại của thương hiệu. Nhưng để có nền tảng vững chắc, bắt buộc phải bắt đầu từ sự sáng tạo của chế độ doanh nghiệp và đào tạo nhân tài, đặc biệt là cơ chế quản trị thương hiệu và đào tạo nhân tài cho quản trị thương hiệu.

    Vận động xây dựng thương hiệu doanh nghiệp:

                Giám đốc thương hiệu (CBO) là người có trách nhiệm trực tiếp đối với việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Chức vụ giám đốc thương hiệu là cơ sở cho công tác quản trị thương hiệu, giám đốc thương hiệu là một trong những người vận động đề xướng xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, là người trình lên tổng giám đốc chiến lược thương hiệu.

    Thúc đẩy xây dựng thương hiệu doanh nghiệp:

                Công tác quản trị thương hiệu là một công trình mang tính hệ thống, buộc phải có cơ cấu, đội nhóm chuyên nghiệp thực hiện. Cơ cấu này chính là trung tâm quản trị thương hiệu của doanh nghiệp (phòng chiến lược, phòng phát triển, trung tâm kế hoạch). Đội nhóm này được tạo nên từ các thành viên chuyên nghiệp của các bộ phận thương hiệu, tiếp thị, CI, thiết kế, truyền thông, và người đứng đầu của đội nhóm này chính là giám đốc thương hiệu.

    Bảo vệ giá trị thương hiệu doanh nghiệp:

                Bảo vệ giá trị thương hiệu là một phần quan trọng của công trình thương hiệu doanh nghiệp, là đảm bảo cho thương hiệu phát triển bền vững. Doanh nghiệp chỉ biết mù quáng tiến lên là doanh nghiệp đoản mệnh, thương hiệu chỉ biết mù quáng tiến lên là thương hiệu đoản mệnh. Chỉ khi xây dựng được căn cứ địa cho thương hiệu mới dảm bảo cho thương hiệu được xây dựng và phát triển thuận lợi.

                Việc bảo vệ giá trị thương hiệu là cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu. Một thương hiệu cần có quá trình định vị, thực hiện phát triển, bảo vệ duy trì. Quá trình này ngày càng cần một giám đốc thương hiệu (CBO) giám sát thực hiện, CBO càng ngày càng có vai trò quản lý không thể thiếu trong chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp. Đương nhiên cũng có những doanh nghiệp lựa chọn các cơ quan tư vấn, chuyên viên tư vấn thương hiệu làm giám đốc thương hiệu cho mình.

    Giáo SưĐã trả lời vào 15/02/2019
    Câu trả lời của bạn
    Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.