Bé bị đổ mồ hôi trộm ban đêm – Dấu hiệu cảnh báo các mẹ nên biết

    Bé nhà em cứ hay đổ mồ hôi trộm vào ban đêm. Đây có phải là đấu hiệu của bệnh gì không ạ. Chia sẻ em cách chữa trị cho bé với mẹ bỉm sữa ơi. Em hoang mang quá, ku nhà đuọc 1,5 tuổi rồi ạ.

    Câu hỏi của vào 06/12/2018   danh mục: Mẹ và bé.
    1 Trả lời

      Đổ mồ hôi trộm ban đêm

      Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nếu vào ban đêm thường xuyên ra nhiều mồ hôi thì có nghĩa là sức khoẻ có thể có vấn đề. Vậy thế nào là mồ hôi trộm? Nguyên nhân gây mồ hôi trộm là gì? Khi bé bị đổ mồ hôi trộm thì phải làm thế nào?

      Mồ hôi trộm là gì

      Mồ hôi trộm là một loại triệu chứng bệnh có đặc điểm ra mồ hôi khi ngủ và hết khi tỉnh dậy. Căn cứ biểu hiện lâm sàng của người bị mồ hoi trộm, có thể chia thành mồ hôi trộm ban đêm mức độ nhẹ, mức độ vừa và mức độ nặng.

      Mồ hôi trộm mức độ nhẹ: Phần lớn người bệnh sau khi ngủ say sẽ ra mồ hôi vào khoảng 5 giờ sáng hoặc 1-2 tiếng trước khi tỉnh, nhưng lượng mồ hôi khá ít, chỉ cảm thấy hơi ẩm toàn thân hoặc một vài vùng trên người, sau khi tỉnh dậy không có mồ hôi tiết ra nữa, thường thì không có cảm giác không thoải mái.

      Mồ hôi trộm mức độ vừa: Phần lớn người bệnh sau khi ngủ say không lâu là ra mồ hôi, một số người mồ hôi làm ướt áo, nhưng khi tỉnh dậy thì dừng tiết mồ hôi. Người bệnh thường có cảm giác nóng bức, ngủ dậy cảm thấy khô miệng.

      Mồ hôi trộm mức độ nặng: Người bệnh sau khi ngủ không lâu hoặc ngay khi ngủ đã đổ nhiều mồ hôi. Ra mồ hôi có thể tỉnh giấc nhưng sau khi tỉnh mồ hôi liền ngừng chảy. Người bệnh ra mồ hôi khá nhiều, mồ hôi thường có vị hơi mặn hoặc có mùi hôi. Người bệnh sẽ có cảm giác nóng bức rõ rệt, tâm trạng khó chịu, khô miệng, thích uống nước lạnh.

      Nguyên nhân ra mồ hôi trộm

      Cơ chế sinh lý ra mồ hôi trộm của người lớn và trẻ em hoàn toàn khác nhau. Người lớn ra mồ hôi trộm phần lớn là do khí hư hoặc âm hư. Nếu là mồ hôi trộm do khí hư, thường là vì huyết quản giãn nở không tốt, có thể dùng canh bổ trung ích khí. Mồ hôi trộm do máu vào tim không đủ, hồi hộp thiếu ngủ, nên bổ tâm dưỡng huyết. Nếu là thể chất âm hư gây nóng cũng có thể xuất hiện mồ hôi trộmg.

      Có thể dùng Lục vị địa hoàng hoàn để cải thiện. Mồ hôi trộm do hư hoả vượng gây nên, ngũ tâm phiền muộn, nên tư âm giáng hoả, không nên dùng đương quy, canh lục hoàng, nhưng tốt nhất vẫn nên khám Đông Y rồi dùng thuốc. Ngoài ra người lớn do áp lực công việc, gia đình quá lớn mà thể lực, tinh lực suy giảm, nên rất có thể hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, từ đó gây ra mồ hôi trộm.

      Mồ hôi trộm ở trẻ em phần lớn là do nhiều mồ hôi so sinh lý. Đó là do các bé đang ở giai đoạn phát triển nhanh, trao đổi chất mạnh mẽ, cần phải tản nhiệt thông qua mồ hôi. Cộng với hệ thống thần kinh thực vật của bé chưa hoàn thiện, khi mới ngủ, thần kinh giao cảm sẽ vì mất đi sự khống chế từ não bộ mà xuất hiện mồ hôi ở đầu, cổ hay lưng. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường.

      Làm gì khi ra mồ hôi trộm

      Có những người khi ngủ ban đêm thường ra nhiều mồ hôi, nhưng khi tỉnh dậy thì ngừng. Trong Đông Y đó gọi là mồ hôi trộm. Vậy khi bị mồ hôi trộm thì phải làm gì?

      Với những người ra mồ hôi trộm bình thường, hãy dùng thực phẩm để điều trị. Có thể ăn nhiều táo đỏ, đỗ đen, hạnh nhân, mè đen, gạo lứt; nên ăn nhiều rau quả tươi, ăn ít đồ cay nóng. Ngoài ra cần giữ tâm trạng thoải mái, sinh hoạt điều độ.

      Dưới đây là hai phương thuốc trị mồ hôi trộm:

      Canh lúa mì đỗ đen

      Nguyên liệu: 50g đỗ đen, 30 lúa mì, 15 g hạt sen, 30g đường.

      Cách làm: Rửa sạch đỗ đen, lúa mì để ráo nước, cho vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ đun nhỏ lửa tới khi chín, lấy nước bỏ bã. Hạt sen và táo đỏ rửa sạch, dùng nước đỗ đen lúa mì đun chín, cho đường vào vừa ăn là được. Mỗi ngày đun một bát, chia hai lần ăn.

      Nước sen hoa loa kèn

      Nguyên liệu: 30g hạt sen, 20g hoa loa kèn, 30g đường.

      Cách làm: rửa sạch hoa và hạt sen, để ráo nước, rồi cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho tới khi chín nhừ, thêm đường vào là có thể dùng. Mỗi ngày uống một lần, uống trong vài ngày.

      Ra mồ hôi trộm không được chủ quan, vì đó có thể là biểu hiện của một loại bệnh nào đó, như cường giáp trạng, tiểu đường, nổi u. Người bị mồ hôi trộm thường tinh thần uể oải, không thích ăn, ngủ không ngon, nên sớm đi khám không được tự dùng thuốc.

      Ra mồ hôi trộm ban đêm nên uống thuốc gì

      Mồ hôi trộm là một chứng bệnh Đông Y, chỉ việc ra mồ hôi bất thường khi ngủ, khi tỉnh dậy thì ngừng toát mồ hôi. Theo Đông Y, mồ hôi trộm là do khí hư hoặc âm hư, nếu không chữa trị thì sẽ tổn thương khí âm, ảnh hưởng sức khoẻ. Vậy khi bị mồ hôi trộm nên uống thuốc gì?

      Thông thường người bị mồ hôi trộm có thể dùng thực phẩm để điều chỉnh cơ thể, dưới đây là vài món gợi ý:

      Hoàng kỳ mật ong

      Nguyên liệu: 30g hoàng kỳ, 30 rễ lúa nếp, 15g rễ ma hoàng, 30g mật ong.

      Cách làm: cho hoàng kỳ, rễ lúa nếp, rễ ma hoàng vào nồi, đỏ 3 bát nước đun khi cạn còn 1 bát, bỏ bã lấy nước, thêm mật ong vừa uống là được. Mỗi ngày 1 bát chia 2 lần uống.

      Cháo bạch phục linh nhân sâm

      Nguyên liệu: 10g nhân sâm, 20g bạch phục linh, 10g gừng tươi, 100g gạo nếp, muối ăn, mì chính vừa đủ.

      Cách làm: rửa sạch nhân sâm, bạch phục linh, gừng, cho vào nồi với một lượng nước vừa đủ đun sôi, lấy nước bỏ bã, rồi lấy gạo nếp nấu cháo với nước vừa đun. Cháo chín thêm muối, mì chính vừa miệng, chia 2 lần ăn. 

      Giáo SưĐã trả lời vào 06/12/2018
      Câu trả lời của bạn
      Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.