Bé bị hôi miệng – Nguyên nhân và cách trị bé bị hôi miêng tại nhà

    Cà nhà ơi! nhà em có bé trai năm nay tầm khoảng 2 tuổi nhưng bé bị hôi miệng ạ. Mỗi lần bé ngủ dậy, cười nói thì hơi thở nặng mùi lắm. Có bé nào của mẹ bỉm sữa bị giống nhóc nhà em không, hướng dẫn em cách khắc phục với. Em đã làm đủ mọi cách mà bé không hết.

    Câu hỏi của vào 14/11/2018   danh mục: Mẹ và bé.
    1 Trả lời

      Nguyên nhân Bé bị hôi miệng

      Khi bé cười, một thứ mùi hôi bay ra, các mẹ liệu có bối rồi không? Bé bị hôi miệng là do đâu? Hoặc là vì không vệ sinh miệng sạch sẽ, hoặc là do răng miệng có bệnh rồi! Bé bị hôi miệng thì phải làm sao? Hãy mau chóng vệ sinh sạch khoang miệng cho bé thôi, loại bỏ hết sữa và thức ăn thừa. Phát hiện trên răng bé có lỗ, chân răng bị sưng viêm thì hãy mau đưa bé đi khám! Với bé còn chưa mọc răng thì có thể cho bé uống nước để rửa miệng nhé. Khi bé 1 tuổi rưỡi thì nên dạy bé đánh răng, tuyệt đối không được lười đâu nhé!

      bé bị hôi miệng

      Làm gì khi bé bị hôi miệng

      Bé bị hôi miệng là sao? Hầu như người lớn nào cũng từng bị hôi miệng, bé hôi miệng cũng không phải hiếm gặp, cha mẹ rất lo lắng. Miệng bị hôi có thể là phản ứng tiềm tại của một loại bệnh nào đó, cha mẹ nhất định phải chú ý. Dưới đây là vài nguyên nhân chính gây nên hôi miệng:

      • Trong khoang miệng có sữa hoặc thức ăn thừa còn lại, chưa được loại bỏ hết.
      • Răng có vết lõm, bên trong có thức ăn.
      • Chân răng bị viêm, xuất huyết hoặc mưng mủ.
      • Bị loét niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng v.v… Thứ ăn thừa, tổ chức hoại tử và dịch mủ khi bị vi khuẩn xâm nhập sẽ sinh ra những chất có mùi.
      • Viêm mũi, viêm xoang, lúc chơi bé cho đồ chơi vào mũi kheién viêm mũi, chảy máu mũi cũng là lý do thường thấy gây hôi miệng.
      • Chức năng tiêu hoá rối loạn, khi ợ thấy mùi chua thối. Bé ăn quá nhiều đồ ngọt, nhiều đạm, nhiều béo cũng có thể gây hôi miệng.
      • Viêm tai giữa cũng có thể là nguyên nhân.

      Bé bị hôi miệng có phải ốm không?

      Trong nhiều trường hợp, có không ít loại bệnh sẽ phát ra mùi đặc thù, bạn không chỉ có thể dựa vào mùi để phán đoán bé có bị bệnh không mà còn sơ bộ đoán được là loại bệnh gì.

      Thứ nhất, nếu miệng bé có mùi thối, rất có khả năng là viêm khoang miệng, như viêm chân răng, hoặc vệ sinh miệng chưa sạch.

      Thứ hai, nếu miệng bé có mùi như trứng thối, rất có thể là do viêm gan cấp tính hoặc nguyên nhân khác khiến chức năng gan bị tổn thương, bé thở ra mùi đó là biểu hiện của bệnh đã nghiêm trọng.

      Thứ ba, nếu miệng bé có mùi như táo thối, có thể là bệnh tiểu đường tới giai đoạn nhiễm xeton – axit.

      Cách chữa hôi miệng

      Khi phát hiện miệng bé có mùi, cha mẹ tốt nhất nên đưa bé tới bệnh viện kiểm tra, nếu mắc bệnh thì phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

      Hàng ngày, cần phải dạy bé thói quen sinh hoạt tốt, bé dưới 1 tuổi sau khi bú sữa hoặc buổi tối trước khi ngủ, mẹ nên dùng khăn xô mềm làm sạch khoang miệng cho bé, hoặc bú sữa xong dùng nước rửa miệng. Bé trên 1 tuổi buổi tối uống nước ấm hoặc dùng nước muối nhạt xúc miệng, cũng có thể dùng ngón tay, bàn chải để đánh răng. Bé trên 2 tuổi có thể học đánh răng được rồi, nhưng để đảm bảo hiệu quả vẫn cần cha mẹ giúp đỡ. Trong giai đoạn này cha mẹ nên rèn cho bé thói quen đánh răng.

      Ngoài ra cha mẹ cũng nên chú ý không được cho bé ăn thức ăn không vệ sinh, đặc biệt là không ăn đồ ngọt, dầu mỡ trước khi ngủ. Cho bé ăn nhiều rau quả bổ sung vitamin, chất xơ, có thể tăng cường nhu động ruột, giảm táo bón, như vậy phòng tránh được bệnh đường ruột, khoang miệng.

      Bé bị hôi miệng nên ăn gì

      Bé bị hôi miệng cha mẹ cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần điều chỉnh một chút thực đơn hàng ngày là được.

      Nước thanh vị

       Tác dụng: Thanh vị tạ hoả

      Nguyên liệu: 10g đạm trúc diệp, 5g sa nhân, 10g hoắc hương

      Cách làm: Cho đạm trúc diệp vào nước sôi đun lửa to trong 3 phút, rồi thả sa nhân, hoắc hương đun trong 5 phút là được.

      Cách dùng: uống hoặc súc miệng, chia 2 lần sáng và tối.

       Vỏ dưa hậu trộn

       Tác dụng: Thanh vị tạ hoả, giải khát.

      Nguyên liệu: dưa hấu, muối.

      Cách làm: Dưa hấu ăn xong,cạo đi lớp vỏ ngoài, xắt sợi phần ruột đỏ và cùi trắng, trộn ít muối là được.

      Cách dùng: Ăn trực tiếp

      Với những bé có vị hoả nặng thì nên ăn nhiều rau xách và hoa quả theo mùa. Bổ sung nhiều vitamin, muối vô cơ và chú ý vệ sinh khoang miệng. Trà liên tâm, cháo đỗ xanh, nước củ cải đều có thể thanh vị tạ hoả, giảm hôi miệng.

      Phòng tránh hôi miệng

      • Dạy bé thói quen ăn uống đúng đắn, ăn vừa lượng đúng giờ, ăn ít đồ dầu mỡ, chiên rán.
      • Đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
      • Phòng tránh các loại bệnh truyền nhiễm, nâng cao chức năng hệ thống tiêu hoá.
      • Uống trà hàng ngày ngoài dự phòng và cải thiện bệnh hôi miệng, còn giúp cân bằng cơ chế phản ứng trong cơ thể, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm kháng khuẩn, nâng cao sức đề kháng.
      • Đảm bảo khoang miệng luôn ẩm. Ban đêm khi ngủ nước bọt tiết ra ít, miệng khá khô, đó là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sản, sáng hôm sau miệng sẽ bị hôi. Do vậy để đề phòng hôi miệng quan trọng nhất là giữ khoang miệng luôn ẩm ướt.
      • Nâng cao khả năng tiết nước bọt. Khi ăn cơm nhai kỹ hơn một chút có thể tăng khả năng tiết nước bọt, như vậy làm tăng độ ẩm trong khoang miệng.
      • Đặt máy làm ẩm trong phòng ngủ, mùa đông thời tiết khô hanh, đặt máy làm ẩm để tránh miệng bị khô, cũng có thể đặt một cốc nước thay thế.

       

      Giáo SưĐã trả lời vào 14/11/2018
      Câu trả lời của bạn
      Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.