Tìm hiểu về công dụng của cọc cừ tràm so với cọc bê tông

    Cọc cừ tràm so với cọc bê tông có lợi ích như thế nào?

    Câu hỏi của vào 05/04/2019   danh mục: Bất động sản.
    1 Trả lời

      Cừ tràm là một loại cây được trồng rất phổ biến ở khu cực đồng bằng sông Cửu Long và nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Campuchia… Với nhiều ưu điểm của mình, thân cây cừ tràm từ lâu đã được ứng dụng phổ biến và rộng rãi trong ngành xây dựng. Thân cây cừ tràm được dùng làm cọc cừ tràm giúp gia cố phần nền móng cho nhiều công trình từ nhỏ đến lớn trên những phần nền đất yếu với khả năng chịu nước rất tốt. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn về công dụng, lưu ý sử dụng khi đóng cừ tràm, cũng như đưa cho bạn những lời khuyên bổ ích trong việc nên đóng cừ tràm hay cọc bê tông phù hợp với công trình xây dựng của mình.

      1, Cọc cừ tràm được sử dụng trong trường hợp nào?

      cọc cừ tràm tân hoàng phát

      Các vùng đất xốp, đất bùn do có khả năng chịu tải rất kém nên cần sử dụng cọc cừ tràm để tăng sức chịu tải của đất. Đóng cọc cừ tràm giúp nâng cao sức tải nhờ tăng độ chặt của đất và giảm độ rỗng của đất

      Đặc biệt do có khả năng chịu nước nên cọc cừ tràm được đóng trong các vùng đất ngập nước mà không hề bị mối mọt, mục nát.

      Theo số liệu đo đạc cho thấy, sau khi đóng cọc cừ tràm theo đúng kĩ thuật, sức chịu tải của đất đã tăng lên, đạt từ 0.8-1kg/cm2.

      2, Nên đóng cọc cừ tràm hay cọc bê tông

      Khi bắt đầu lên kế hoạch xây dựng, rất nhiều người đã băn khoăn không biết nên sử dụng phương án ép cọc nào cho phù hợp. Mỗi phương pháp có những lợi thế riêng cũng như những hạn chế. Tôi sẽ so sánh cho bạn thấy sự khác nhau giữa ép cọc bê tông và ép cọc cừ tràm để bạn có thể dễ dàng lựa chọn phù hợp với từng công trình.

      cọc cừ tràm tân hoàng phát

      Trong xây dựng, anh em tôi vẫn nói với nhau, cọc cừ tràm thì linh hoạt, nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu như xe mô tô vậy, còn cọc bê tông thì lại nhanh chóng, chở được nhiều và hao xăng như xe ô tô. Vì vậy mà tùy từng công trình khác nhau, chúng ta cần tính toán kĩ thuật, kết cấu chính xác để có thiết kế phù hợp, không làm ẩu, làm dối.

      Ưu điểm nổi bật của ép cọc cừ tràm có thể kể đến:

      – Chi phí thấp

      – Có thời hạn sử dụng lâu từ 60-70 năm, chịu được đất ngập nước, đất ẩm ướt, đất bùn

      – Dễ dàng vận chuyển

      – Có thể ép bằng phương pháp thủ công hoặc bằng máy

      – Dễ dàng thi công mà không cần lo về thời tiết

      Một số nhược điểm của ép cọc cừ tràm:

      – Do được ứng dụng ngày càng phổ biến dẫn đến số lượng cừ tràm bị khai thác lớn, nhiều đơn vị muốn tận thu dẫn đến khai thác cừ tràm khi chưa đạt tiêu chuẩn kĩ thuật. Vì vậy cần tìm nhà cung cấp uy tín, đáp ứng được cọc theo đúng yêu cầu.

      Các ưu điểm của ép cọc bê tông:

      – Chịu được trọng tải lớn

      – Thời gian thi công nhanh chóng

      – Dễ dàng tìm mua nguyên vật liệu

      Nhược điểm của ép cọc bê tông:

      – Chi phí đóng cao hơn ép bằng cọc cừ tràm

      – Chỉ phù hợp thi công ở những nơi đường lớn, rộng rãi, khó vận chuyển nên không thi công trong khu vực đường chật hẹp được.

      – Yêu cầu các máy móc kĩ thuật cao để có thể xác định được chính xác chiều sâu khi chôn cọc

      – Quá trình thi công ép cọc phụ thuộc vào thời tiết

      Như vậy có thể thấy thông thường các công trình nhà dân, các công trình thấp tầng, công trình thi công trong ngõ nhỏ chật hẹp, không thuận tiện về giao thông thì chúng ta nên sử dụng phương pháp ép cọc cừ tràm. Còn với các công trình lớn cao trên 5 tầng, ở khu vực đường lớn, giao thông thuận tiện thì nên sử dụng ép cọc bê tông.

      Những lợi ích của phương pháp ép cọc cừ tràm đem lại:

      – Giúp làm tăng khả năng chịu lún và giảm độ chịu tải cho đất

      – Chi phí thấp hơn so với các loại vật liệu xây dựng khác

      – Phù hợp với điều kiện khí hậu và đặc điểm thổ nhưỡng ở vùng nam bộ

      – Ngoài sử dụng làm móng cho các công trình xây dựng, cọc cừ tràm còn được ứng dụng làm kè trong các công trình thủy lợi hay kết hợp với phên tre để giữ đất…

      3, Lưu ý khi đóng cọc cừ tràm:

      Trong quá trình đóng cọc cừ tràm để gia cố nền móng, ngoài việc sử dụng cọc đáp ứng đủ yêu cầu kĩ thuật thì cần chú ý các kĩ thuật thi công sau:

      – Cọc cừ tràm bắt buộc phải ngâm trong nước ẩm nếu không sẽ bị mục, dễ dẫn đến sụt lún công trình. Vì vậy khi đóng cọc, bắt buộc cừ tràm phải ngập trong nước trong suốt thời gian dài về sau, mực nước ngầm phải đảm bảo cao hơn đầu cọc cừ tràm. Tuy nhiên, không cần thiết phải đặt phần đầu cọc cừ tràm dưới mực nước ngầm thấp nhất, vì như thế sẽ khiến đáy móng phải đặt ở quá sâu, sẽ rất khó khăn cho quá trình thi công, xây dựng cũng như rất tốn thời gian vào mùa mưa. Chỉ cần đặt đầu cọc cừ tràm cao hơn mực nước ngầm, đủ điều kiện giữ ẩm cho cừ tràm là được.

      – Tùy theo mùa mà mực nước ngầm có thể dao động cao thấp khác nhau, nhưng bắt buộc không được có dòng chảy để đảm bảo khu vực đất nền dọc theo cọc cừ tràm và lớp đệm đầu cừ tràm có thể sử dụng lâu dài.

      – Thân cừ tràm được bao bọc bởi nhiều lớp vỏ bên ngoài, có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ lõi cây ở bên trong cũng như tăng khả năng ma sát cho cừ tràm khi chịu tải. Vì vậy khi thi công không cần bóc lớp vỏ cây ra.

      – Trong quá trình phá móng sẽ phát sinh các cung trượt, dễ gây sụt lún cho công trình. Vì vậy khi thi công, lưu ý phải đóng cọc cừ tràm lấn ra bên ngoài diện tích móng mỗi cạnh từ 10-20 cm để tăng khả năng chịu lực rung, cắt của các cung trượt

      – Không nên đóng cọc cừ tràm xung quanh trước, sau mới đóng vào trong vì như thế sẽ khiến quá trình thi công trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

      – Sau khi đã đóng cọc xong, tránh phủ một lớp cát dày lên trên đầu cừ tràm. Đây là thói quen được khá nhiều người áp dụng nhưng việc làm này rất không tốt. Vì khi đó, do chịu áp lực của đáy móng,  lớp cát sẽ len vào trong các lỗ khí rỗng của lớp bê tông lót, lớp bùn, di chuyển theo dòng chảy hoặc khi có công trình bên cạnh đào móng… sẽ dẫn đến sụt lún hoặc lún không đều, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

      – Một nguyên nhân khác dẫn đến nền hay bị lún hoặc lún không đều là do đơn vị thi công đã không chú trọng đến lớp bê tông lót. Nếu lớp bê tông lót rả đá 4×6, sau đó trải xi măng lên rồi cán bằng thì sẽ không đảm bảo. Dưới áp lực của phần đáy móng, lớp bê tông lót có khả năng bị vỡ, biến dạng dẫn đến sụt lún. Vì vậy lớp bê tông lót phải được rải bằng đá 1×2 sau đó mới trải xi măng lên, như thế mới có thể tạo khối liên kết vững chắc giữa đầu cừ tràm và đáy móng.

      – Trước khi bắt tay vào thi công đóng cọc cừ tràm cần được tính toán kĩ lưỡng và chính xác độ cao của công trình, kích thước, mật độ cừ tràm… để tránh bị bẻ cọc, vì cọc cừ tràm thường được sử dụng ở những khu vực đất nền yếu, đất bùn, đất ngập nước nên có sức chịu tải thấp.

      Trên thực tế, rất nhiều công trình được sử dụng phương pháp đóng cọc cừ tràm được thi công theo đúng quy trình kĩ thuật đã có thời gian sử dụng lên tới hơn 50 năm mà phần móng vẫn còn rất tốt, cừ tràm không bị mục, không bị mối mọt… Vì vậy đây thực sự là một giải pháp trong thi công xây dựng cho các công trình thấp tầng, phù hợp với đặc thù địa hình chia cắt, nhỏ hẹp của nước ta cũng như đặc tính nền đất yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

      Mẫu giáoĐã trả lời vào 05/04/2019
      Câu trả lời của bạn
      Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.