1
Điểm
Câu Hỏi
0
Trả Lời
2
-
Social media là gì?
Social media là các công cụ dùng cho việc giao tiếp, chia sẻ thông tin trên nền tảng internet.
Social Media là cách thức truyền thông kiểu mới trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến với mục đích là tập trung các thông tin có giá trị của những người tham gia. Đặc điểm nổi bật của Social Media chính là ở tính tương tác giữa các thành viên trong cùng một dịch vụ và sức mạnh của số đông từ sự tương tác ấy.
Phương tiện truyền thông xã hội là công nghệ dựa trên máy tính tạo điều kiện cho việc chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ và thông tin thông qua việc xây dựng các mạng và cộng đồng ảo. Phương tiện truyền thông xã hội thường có nội dung do người dùng tạo và hồ sơ cá nhân.
Hiểu kỹ hơn về Social Media
Social Media bắt nguồn như một cách để tương tác với bạn bè và gia đình. Nhưng sau đó được các doanh nghiệp sử dụng để tận dụng một phương thức truyền thông mới, phổ biến hơn để tiếp cận với khách hàng. Sức mạnh của phương tiện truyền thông xã hội là khả năng kết nối và chia sẻ thông tin với bất kỳ ai trên Trái đất hoặc cùng lúc với nhiều người.
Trên toàn cầu, có hơn 3 tỷ người dùng phương tiện truyền thông xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội là một nền tảng dựa trên web luôn thay đổi và không ngừng phát triển.
Phân loại truyền thông xã hội:
- Social Community, nổi bật là mạng xã hội, là các kênh tập trung vào việc phát triển các mối quan hệ và gắn kết những người dùng có cùng sở thích, mối quan tâm. Vì thế, các social community có tính năng tương tác đa chiều, cho phép người dùng trò chuyện, kết nối và chia sẻ thông tin.
- Social Publishing là các trang giúp phổ biến nội dung trên mạng. Gồm các trang blog, microsite, các trang dành cho việc đăng tải hình ảnh/ video/ audio/ document, các trang đánh dấu trang và các trang tin tức.
- Social Commerce là hình thức tận dụng các công cụ trực tuyến hỗ trợ cho việc mua và bán, là một phần của thương mại điện tử, nơi người mua, bán có thể linh động hơn trong việc tương tác, phản hồi và chia sẻ kiến thức.
- Social Entertainment là các trang hay các công cụ trực tuyến cho phép người dùng vui chơi và giải trí. Nổi bật gồm có social game, các trang web chơi game trực tuyến…
Vai trò của Social Media
Phương tiện truyền thông xã hội có thể ở dạng một loạt các hoạt động hỗ trợ công nghệ. Những hoạt động này bao gồm chia sẻ ảnh, viết blog, chơi game xã hội, mạng xã hội, chia sẻ video, mạng lưới kinh doanh, thế giới ảo, đánh giá và nhiều hơn nữa. Ngay cả chính phủ và các chính trị gia sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp cận người dân và các cử tri.
Đối với cá nhân, Social Media được sử dụng để giữ liên lạc với bạn bè và gia đình. Một số người sẽ sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội khác nhau để kết nối các cơ hội nghề nghiệp, tìm mọi người trên toàn cầu với cùng sở thích và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, hiểu biết của họ. Những người tham gia vào các hoạt động này là một phần của mạng xã hội ảo.
Đối với các doanh nghiệp, phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ không thể thiếu. Các công ty sử dụng nền tảng để tìm kiếm và thu hút khách hàng, thúc đẩy doanh số thông qua quảng cáo và khuyến mãi, đánh giá xu hướng của người tiêu dùng và cung cấp dịch vụ hoặc hỗ trợ khách hàng.
Vai trò của phương tiện truyền thông xã hội trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp là rất quan trọng. Nó tạo điều kiện giao tiếp với khách hàng, cho phép trộn lẫn các tương tác xã hội trên các trang web thương mại điện tử. Khả năng thu thập thông tin của nó giúp tập trung vào các nỗ lực tiếp thị và nghiên cứu thị trường.
Nó giúp quảng bá sản phẩm và dịch vụ, vì nó cho phép phân phối các phiếu giảm giá và bán hàng được nhắm mục tiêu, kịp thời và độc quyền cho khách hàng. Hơn nữa, phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp xây dựng mối quan hệ khách hàng thông quacác chương trình khách hàng thân thiết liên kết với phương tiện truyền thông xã hội.
10 nguyên tắc Social Media Marketing mà marketer nên biết và tuân theo
1. Lắng nghe
Social media là sự tương tác hai chiều. Nếu bạn muốn được sự tiếp cận hiệu quả, bạn cũng phải đón nhận những tương tác từ người khác! Hãy giành ra những khoảng thời gian quan sát những nội dung thảo luận trên các kênh social media để biết được điều gì khiến khách hàng mục tiêu thực sự hài lòng.Sự thành công trong lĩnh vực này đòi hỏi bạn phải biết lắng nghe nhiều hơn và phát biểu ít đi. Một khi làm được điều này, bạn sẽ có khả năng tạo ra content tinh tế hay những cuộc trao đổi hiệu quả, thu hút sự theo dõi từ khách hàng.
2. Tập trung vào 1 thứ
Bạn không thể tạo ra tất cả sản phẩm cho mọi người cũng những dòng status của bạn hay thương hiệu bạn sở hữu có thể hướng tới mọi đối tượng . Do vậy, bạn cần dành thời gian để thiết lập một thông điệp có trọng tậm và lâu bền cho thương hiệu của mình, từ đó thực hiện marketing content qua những nền tảng social media mà bạn lựa chọn.
Nếu bạn không thực hiện được, điều này sẽ phá vỡ mục tiêu của bạn; khách hàng của bạn sẽ cảm thấy bối rối và hình ảnh thương hiệu sẽ trở nên mờ nhạt. Lưu ý rằng một thương hiệu mạnh có cơ hội thành công lớn hơn so với một chiến lược phân tán mà thất bại trong việc đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng về content được khởi tạo và truyền tải.
3. Ưu tiên chất lượng
Nguyên tắc này tập trung vào việc mở rộng danh sách những người theo dõi thực sự và có cam kết, lượng người thực sự theo dõi và bỏ qua những đối tượng ảo, không giành bất kỳ sự quan tâm nào tới thương hiệu của bạn.
Dù chỉ có 1.000 người theo dõi thực sự quan tâm đến thương hiệu hay thông điệp của bạn và thường xuyên đọc, chia sẻ content từ bạn vẫn tốt hơn nhiều so với việc có 100.000 người theo dõi nhưng chẳng ai quan tâm đến bạn. Vì vậy, bạn nên tập trung vào việc xây dựng những đối tượng khách hàng trung thành bằng việc cung cấp những content và sản phẩm có chất lượng. Hãy nhớ rằng chất lượng hơn số lượng!
4. Kiên nhẫn
Nếu bạn cho rằng thành công từ Social Media Marketing sẽ đến trong nháy mắt thì bạn đã sai! Bạn cần phải học cách kiên nhẫn. Social Media Marketing đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định để có thể gặt hái thành công, không phải trong 1 hay 2 tuần. Trong một thế giới đầy cạnh tranh, đầu tư thời gian là quan trọng.
Cuộc sống không có gì dễ dàng cả. Có nghĩa là bạn phải kiên nhẫn và nhất quán nếu bạn đang làm điều bạn cần làm để đạt kết quả như bạn từng mong muốn.
Nhiều thương hiệu bỏ cuộc sau vài tuần thử nghiệm vì họ nhìn nhận sự tiến triển chậm chạp như một điều tiêu cực khi muốn thành công trên thị trường trực tuyến. Họ đã sai lầm với nhận định như vậy. Một lần nữa, hãy luôn tự nhủ rằng: Không bao giờ được bỏ cuộc!
5. Kết hợp
Đây có lẽ là nguyên tắc quan trọng nhất. Khi bạn cung cấp content chất lượng cho khách hàng, họ có xu hướng chia sẻ và thảo luận về điều đó trên các mạng xã hội quy mô lớn như Facebook hay Twitter. Sự chia sẻ này làm tăng thứ hạng doanh nghiệp của bạn, đặc biệt là trên Google. Vì vậy hãy đảm bảo cung cấp social media content chất lượng và hấp dẫn. Điều này sẽ mang đến một hiệu quả đa hợp cho những nổ lực của bạn, bởi nó tiếp cận với một lượng lớn người quan tâm đến thương hiệu của bạn.
Một người thích content trên Facebook của bạn cũng có thể nói về nó trên Twitter. Hoặc một người đăng ký kênh YouTube của bạn cũng có thể giới thiệu kênh của bạn cho bạn bè của họ, những người này cũng sẽ đăng ký kênh của bạn. Điều này sẽ khiến cho content của bạn được phát tán ở nhiều nơi, khiến cho ai cũng có thể dễ dàng bắt gặp content đó.
6. Lan tỏa
Nguyên tắc này chỉ ra rằng xây dựng mối quan hệ tốt với người ảnh hưởng, những người có số lượng người theo dõi cúng như lượng khách hàng nhất định. Nếu bạn “bắt trúng tần số” với họ, họ có thể chia sẻ content của bạn với lượng người khổng lồ đang theo dõi họ, những người này cũng có thể quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Vì vậy, hãy tìm ra top những người có thể mở rông tệp khách hàng của bạn. Chia sẻ hoặc đề xuất content của họ nhằm mục tiêu tiếp cận tới lượng độc giả và thiết lập mối quan hệ gắn bó mật thiết lâu dài. Hãy nhớ rằng luôn có cộng đồng sẽ quan tâm đến những sản phẩm bạn đang bán!
7. Gia tăng giá trị
Nếu bạn đang quảng bá quá mức về doanh nghiệp của mình, người theo dõi sẽ cảm thấy bị quấy rầy, nên họ sẽ lờ đi thông điệp của bạn và bỏ theo dõi.Nếu bạn lúc nào cũng chỉ tập trung vào quảng bá thương hiệu, khi đó khách hàng sẽ chẳng bao giờ chú ý đến các khía cạnh khác của doanh nghiệp. không nên tập trung quá nhiều về quảng bá hình ảnh mà quên đi việc cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của chính mình
Vấn đề đặt ra là đâu là giá trị mà khách hàng nhận được từ doanh nghiệp cũng như những hoạt động quảng bá sản phẩm, từ đó thuyết phục họ trở nên gắn bó với thương hiệu của bạn. Hơn nữa, bạn có thể đưa ra những chương trình ưu đãi cho các khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn
8. Phản hồi kịp thời
Bạn phải đảm bảo việc phản hồi kịp thời và quan tâm đến khách hàng của bạn! Bạn phải liên tục tiếp cận khách hàng và tham gia vào các cuộc trò chuyện với họ. Đừng bao giờ truyền tải content rồi biến mất. Hãy nhớ rằng, sự tương tác hai chiều này sẽ không bao giờ có hiệu quả nếu bạn không tham gia một cách toàn diện. Và người dùng social media có thể rất nhanh chóng quên bạn nếu họ không nhận được phản hồi.
9. Luôn ghi nhận với những sự đóng góp
Bạn không nên bỏ qua bất cứ ai đang cố gắng tiếp cận với bạn – đừng bao giờ phạm phải sai lầm khi lờ đi ai đó. Quan trọng hơn là khi họ dành thời gian tiếp cận riêng bạn.
Các mối quan hệ trên social media của bạn hoạt động tương tự như các mối quan hệ trong đời sống thực tế. Trong cả hai trường hợp, người kia mong đợi có được sự chào đón và không khí thoải mái để giữ liên lạc với bạn trong một thời gian dài. Họ đang tìm kiếm những người đánh giá cao nỗ lực của họ – chứ không phải là những người lợi dụng họ vì lợi ích cá nhân.
10. Sẵn sàng hỗ trợ
Đối với các thương hiệu lớn, để content của bạn được chia sẻ tới một số lượng lớn những người theo dõi thương hiệu đó, thì điều quan trọng là bạn phải sẵn sàng làm những điều tương tự cho họ. Sự tương hỗ này đóng một vai trò quan trọng trong việc tối đa hoá vai trò social media trong việc tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn. Vì vậy, nếu bạn không sẵn sàng chia sẻ, content của bạn có thể bị loại trừ khỏi danh sách quan tâm của tất cả những người ảnh hưởng tiềm năng! Đừng tự biến mình làm trung tâm và hãy nâng cao vị thế của bạn trên social media từng ngày để đạt được thành công lớn!
Hãy luôn sẵn sàng cho một sân chơi bình đẳng giữa các đối thủ, bởi vì nếu như bạn không thể làm điều đó – bạn sẽ thấy mình đứng trên chiến trường mà những kẻ thù xung quanh sẵn sàng nhấn chìm doanh nghiệp của bạn. Internet là một chiến trường mà bạn phải đứng cùng với các đồng minh tiềm năng của mình.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về Social Media, hi vọng bài viết có thể hỗ trợ tốt cho bạn. Chúc bạn thành công!
- 1328 Xem
- 1 Trả lời
- 0 Bình Chọn
-
Tổng hợp về Standee
Standee là gì ?
Standee là một tiếng lóng thuật ngữ hay người ta vẫn gọi là Standy hay Stendy. Đây là một từ để chỉ một sản phẩm kết hợp giữa thiết kế và công nghệ in. Nó được sử dụng nhiều trong quảng cáo mà marketing truyền thống . Thông thường thì nó có nhiều kích thước và cấu tạo gồm một giá đỡ và một phần in bạt được gắn phía trước giá đỡ
Giá đỡ của Standee thường làm theo hình chữ X nhưng cũng có làm thành khung chữ nhật và đế nặng phía dưới. Vật liệu chế tạo thường là những vật liệu nhẹ như nhôm và dễ tháo dỡ gấp gọn đê vận chuyển. So với các loại hình quảng cáo truyền thống khác thì nó có nhiều tính năng ưu việt trong khi giá thành sản xuất rẻ hơn
Khi bạn vào một rạp chiếu phim thì sẽ thường xuyên nhìn thấy các standee đặt dọc theo hành lang hay ngoài cửa ra vào , thông tin trên đó nói về những bộ phim đang được trình chiếu tại rạp gây hứng thú cho bạn mua vé xem phim này . Tương tự thì vào rạp hát hay trung tâm mua sắm thì cũng thường xuyên bắt gặp các loại standee
Kích thước và phân loại Standee
Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà standee được thiết kế với kích thước khác nhau. Tuy nhiên standee khi căng lên thường có hình chữ nhật dựng dọc và kích thước chia theo tỷ lệ 6×16 hoặc 8×18 . Chúng được chia làm 3 loại chính đó là: Standee chữ X, standee cuốn và standee để bàn
Standee chữ X
Là loại standee có khung đỡ hình chữ X và được tạo thành từ 2 thanh kim loại hoặc nhựa đan chéo nhau với một chân chống ở đằng sau. Các đầu của chữ X tương ứng với 4 góc của tấm in bạt . Các standee loại này thường được đặt trên đất , dọc hành lang, trước cửa hoặc trong hội trường và sử dụng nhiều ở những hội thỏa, sự kiện…
Standee cuốn
Loại standee này còn được gọi là standee treo bởi vì lúc sử dụng tấm in bạt được treo vào một giá đỡ bằng gỗ, nhựa, hoặc kim loại. Riêng loại standee này khi thiết kế bạn nên nhớ trừ hao 2cm để gắn thanh cuốn nếu không sẽ bị che lấp mất nội dung bên trong . Loại này thường sử dụng ở những nơi có chỗ để treo, đi ngoài đường chúng ta có thể thấy chúng được treo ở những gốc cây hoặc cột điện
Standee để bàn
Loại standee này dúng như cái tên của nó là để đặt trên bàn, thường thì rất ít khi gặp loại này. Nó có kích thước từ A3 đến A4 A5 và đucợ in trên chất liệu nhựa hoặc mica
Công dụng của Standee ?
Standee là một sản phẩm được thiết kế phục vụ cho quảng cáo và marketing chứ không đơn thuần là mang tính nghệ thuật và trưng bày. Chúng được sử dụng với mục đích truyền tài thông tin và làm nhiệm vụ marketing
Standee xuất hiện rất nhiều trong các triển lãm hội nghị và sự kiện nhằm mục đích quảng bá về các chương trình, sản phẩm và dịch vụ. Nó có không gian thiết kế rất nhỏ nên cần giản lược tối đa nội dung nhưng phải đảm bảo dễ tiếp nhận và ghi nhớ trong chốc lát
Đặc điểm của standee ?
Về thiết kế thì một standee phải được thiết kế tối giản, sử dụng ít chữ và sử dụng hình ảnh để truyền tải thông điệp là ưu tiên hàng đầu. màu sắc và hình ảnh phải dễ nhìn và gây ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên. Điểm nên lưu ý chính là nên đặt các standee ở những nơi đông người qua lại và vị trí bắt mắt để thu hút ánh nhìn của người qua lại
Về cấu tạo thì standee cấu tạo quá đơn giản với 1 bộ khung và gắn bạt đã in sẵn lên. Nó phải đơn giản và gọn nhẹ dễ dàng thu gọn và tái sử dụng nhiều lần. Với một bộ khung bạn có thể tạo ra nhiều mẫu standee khác nhau bằng cách thay tấm in bạt là được và nó hiệu quả cho tới lúc bộ khung báo hỏng.
5 lời khuyên cho thiết kế standee hấp dẫn
Logo hoặc thông điệp cốt lõi đặt trên cùng
Trong khi thiết kế standee thì nên đặt logo công ty hoặc thông điệp chính lên trên cùng. Bởi vì khi nhìn vào một standee thì cái “đập vào mắt” người xem đầu tiên chính là phần trên cùng của nó với cấu trúc lớn hơn một chút và màu sắc bắt mắt hơn. Ví dụ: “Sale off 50% giá người yêu vào ngày Valentine” thì mình chắc chắn rằng người ta sẽ bị hấp dẫn ngay vào những nội dung phía sau đó và xem hết ( Đây chỉ là ví dụ thôi nhé vì không có mặt hàng nào là người yêu cả )
Hình ảnh chất lượng cao
Standee truyền tải thông điệp là dựa vào hình ảnh do đó yêu cầu hình ảnh phải rõ nét, hấp dẫn và lôi cuốn. Hình ảnh phải có chất lượng cao và có độ phân giải tối thiểu 300 dpi. Hình ảnh lưu ở định dạng CMYK là lý tưởng để in do đó dù bạn đang sử dụng hình ảnh ở đâu thì hãy chuyển nó về định dạng này để phù hợp nhất nhé . Và một điều nữa là nên sử dụng công nghệ in lazer để hình ảnh sắc nét và độ phân giải hoàn hảo nhất
Khẩu hiệu lôi cuốn
Thông thường chúng ta sẽ bỏ qua những standee không có điểm nhấn khi mà lướt qua ko có câu nói gì ra hồn gây ấn tượng cả . Do đó một cụm từ hấp dẫn sẽ lôi kéo người qua đường đứng lại để xem standee của bạn nói về cái gì và truyền tải thông tin gì
Khẩu hiệu là quan trọng nhất để thúc đẩy khuyến mại và giảm giá theo mùa. Vì vậy hãy chắc chắn rằng nó hợp thời, lôi cuốn và linh hoạt
Phối màu đúng
Standee phải có màu sắc nổi bật cho nên phải có màu tươi sáng nhưng đồng thời cũng có một số lưu ý khi phối màu trong thiết kế standee:
- Màu huỳnh quang hoạt động tốt cho standee.
- Màu sắc tươi sáng của màu đỏ và màu cam thực sự nổi bật
- Màu vàng và màu trắng không hoạt động tốt cho standee vì thông tin rất khó đọc ở khoảng cách xa.
- Việc sử dụng màu sắc cũng phụ thuộc vào sắc tộc của người xem.
- Tông màu của màu sắc cũng phụ thuộc vào ánh sáng được sử dụng – cho dù đó là đèn sợi đốt, huỳnh quang, neon hay chỉ là ánh sáng ban ngày.
Thông tin liên lạc
Bạn đã có một thiết kế standee hoàn hảo rồi nhưng không để lại thông tin liên hệ thì cũng xem như uổng công. Bạn đã ra sức thu hút khách hàng và người ta đã chú ý tới sản phẩm của bạn nhưng làm thể nào để liên hệ với công ty bạn đây? Hãy ghi nhớ điều này. Bạn cần phải cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc bao gồm địa chỉ công ty, số điện thoại hotline, trang web công ty càng tỷ mỉ càng tốt vì đây là điểm tin cậy đầu tiên khi khách hàng nhìn về công ty bạn. Bạn có thể làm nổi bật phần thông tin liên hệ này bằng cách tạo một màu mới tương phản cùng nội dung standee.
3. Kết luận
Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong standee là gì? nó có tác dụng gì? đặc điểm của standee là gì? và những lời khuyên cho những bạn đang làm việc với standee thường xuyên, làm thế nào để có một standee đẹp và hấp dẫn nhất. Chúc các bạn thành công!
- 1511 Xem
- 1 Trả lời
- 0 Bình Chọn