Giải toán lớp 6 Tập 2 chương 3 – Bài 11 – Tính chất cơ bản của phép nhân phân số

Bài Tập 73 Trang 38 SGK

Đề bài

Trong hai câu sau đây, câu nào đúng?

Câu thứ nhất: Để nhân hai phân số cùng mẫu, ta nhân hai tử với nhau và giữ nguyên mẫu.

Câu thứ hai: Tích của hai phân số bất kì là một phân số có tử là tích của hai tử và mẫu là tích của hai mẫu.

Bài giải

Trong 2 câu trên thì câu thứ hai đúng theo quy tắc nhân hai phân số trang 36 SGK Toán 6 Tập 2.

Câu thứ nhất sai vì khi nhân 2 phân số thì dù có cùng mẫu hay khác mẫu thì đều phải nhân từ với từ và mẫu với mẫu.

Bài Tập 74 Trang 39 SGK

Đề bài

Điền các số thích hợp vào bảng sau:

bai-74- toan-lop-6-chuong-2

Bài giải

Để làm được bài này các bạn chú ý:

1 Phân số nhân với 0 đều bằng 0.

1 phân số nhân với 1 đều bằng chính nó.

Nếu 2 phân số đều khác 0 ta nhân 2 phân số đó với nhau bình thường.

Rút gọn phân số sau khi nhân nếu chưa tối giản.

Bản kết quả chi tiết

bai-74-1- toan-lop-6-chuong-2

Bài Tập 75 Trang 39 SGK

Đề bài

Hoàn thành bảng nhân sau (chú ý rút gọn kết quả nếu có thể):

bai-75- toan-lop-6-chuong-2

Bài giải

Ta lần lượt nhân các giá trị của 2 cột với nhau, nếu phân số chưa tối giản thì rút gọn sẽ được kết quả cuối cùng.

Bản kết quả chi tiết

bai-75-1- toan-lop-6-chuong-2

Bài Tập 76 Trang 39 SGK

Đề bài

Tính giá trị các biểu thức sau một cách hợp lý:

\dpi{100} A = \frac{7}{19}.\frac{8}{11} + \frac{7}{19}.\frac{3}{11} + \frac{12}{19}

\dpi{100} B =\frac{5}{9}.\frac{7}{13} + \frac{5}{9}.\frac{9}{13}-\frac{5}{9}.\frac{3}{13}

\dpi{100} C = \left ( \frac{67}{111} + \frac{2}{33} -\frac{15}{117}\right ).\left ( \frac{1}{3} -\frac{1}{4} - \frac{1}{12}\right )

Bài giải

Ta áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp trong phép tính phân số để giải các bài toán trên.

Câu a)

\dpi{100} A = \frac{7}{19}\left (\frac{8}{11}+\frac{3}{11}\right ) + \frac{12}{19} =\frac{7}{19}.\frac{11}{11} + \frac{12}{19} = \frac{7}{19}.1 + \frac{12}{19} = \frac{19}{19} = 1

\dpi{100} B = \frac{5}{9}.\left ( \frac{7}{13} +\frac{9}{13} - \frac{3}{13} \right )=\frac{5}{9}.\left ( \frac{7 + 9 -3}{13}\right )=\frac{5}{9}.\frac{13}{13} = \frac{5}{9}.1 = \frac{5}{9}

\dpi{100} C = \left ( \frac{67}{111} + \frac{2}{33} -\frac{15}{117}\right ).\left ( \frac{4}{12} - \frac{3}{12} - \frac{1}{12}\right ) = \left ( \frac{67}{111} + \frac{2}{33} -\frac{15}{117}\right ).0 = 0

Bài Tập 77 Trang 39 SGK

Đề bài

Tính giá trị các biểu thức sau:

\dpi{100} A = a.\frac{1}{2} + a.\frac{1}{3} - a.\frac{1}{4}  Với a = -4/5

\dpi{100} B = \frac{3}{4}.b + \frac{4}{3}.b - \frac{1}{2}.b   Với b = 6/19

\dpi{100} C = c.\frac{3}{4} + c.\frac{5}{6} - c.\frac{19}{12}  Với C = 2002/2003

Bài giải

\dpi{100} A = a\left ( \frac{1}{2} + \frac{1}{3} - \frac{1}{4}\right ) = a.\frac{7}{12} = \frac{7}{12}.\frac{-4}{5} = \frac{-28}{60} = \frac{-7}{15}

\dpi{100} B = b\left ( \frac{3}{4} + \frac{4}{3} - \frac{1}{2} \right )=b.\left ( \frac{9}{12} + \frac{16}{12} - \frac{6}{12} \right ) = b.\frac{19}{12} = \frac{19}{12}.\frac{6}{19} = \frac{1}{2}

\dpi{100} C = c\left ( \frac{3}{4} + \frac{5}{6} - \frac{19}{12}\right ) = c.\left ( \frac{9}{12} + \frac{10}{12} - \frac{19}{12}\right ) = c.0 = \frac{2002}{2003}.0 = 0

Bài giải toán lớp 6 tập 2 còn lại trong chương III – Phần phân số

Bài 10: Phép nhân phân số

Bài 12: Phép chia phân số

Bài 13: Hỗn số, Số thập phân, Phần trăm

Bài 14: Tìm giá trị phân số của một số cho trước

Câu hỏi của vào 17/06/2018   danh mục: Giải toán.
0 Trả lời
Câu trả lời của bạn
Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.