Giải toán lớp 6 – Phần hình học – Bài 5 – Tia –Luyện tập

Bài Tập 26 Trang 113 SGK

Để bài

Vẽ tia AB. Lấy điểm M thuộc tia AB. Hỏi:

a) Hai điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A hay nằm khác phía đối với điểm A?

b) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B hay điểm B nằm giữa hai điểm A và M?

Bài giải

Điểm M có thể nằm giữa A, B hoặc nằm về 1 phía với A, B. Nên ta chia làm 2 trường hợp như sau

Trường hợp 1 : M nằm giữa A và B

hinh-hoc-tia-luyen-tap-1

Trường hợp 2 : M nằm 1 phía với A và B.

hinh-hoc-tia-luyen-tap-2

Câu a )

Trong cả hai trường hợp thì điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A.

Câu b)

Nếu vẽ theo trường hợp 1 thì điểm M nằm giữa 2 điểm A và B.

Nếu vẽ theo trường hợp 2 thì điểm B nằm giữa 2 điểm A và M.

Bài Tập 27 Trang 113 SGK

Để bài

Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với …

b) Hình tạo thành bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với A là một tia gốc …

Bài giải

Câu a)

Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với A.

Câu b)

Hình tạo thành bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với A là một tia gốc A.

Bài Tập 28 Trang 113 SGK

Để bài

Vẽ đường thẳng xy. Lấy điểm O trên đường thẳng xy. Lấy điểm M thuộc tia Oy. Lấy điểm N thuộc tia Ox.

hinh-hoc-tia-luyen-tap-3

a) Viết tên hai tia đối nhau gốc O.

b) Trong ba điểm M, O, N thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Bài giải

Hai tia đối nhau gốc O là tia Ox và Oy (cũng chính là hai tia ON và OM).

Câu b)

Trong ba điểm M, O, N thì điểm O nằm giữa hai điểm còn lại.

Bài Tập 29 Trang 114 SGK

Để bài

Cho hai tia đối nhau AB và AC.

a) Gọi M là một điểm thuộc tia AB. Trong ba điểm M, A, C thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

b) Gọi N là một điểm thuộc tia AC. Trong ba điểm N, A, B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Bài giải

hinh-hoc-tia-luyen-tap-4

Câu a)

Trong ba điểm M, A, C thì điểm A nằm giữa hai điểm còn lại.

Câu b)

Trong ba điểm N, A, B thì điểm A nằm giữa hai điểm còn lại.

Bài Tập 30 Trang 114 SGK

Để bài

Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau: Nếu điểm O nằm trên đường thẳng xy thì:

a) Điểm O là gốc chung của …

b) Điểm … nằm giữa một điểm bất kì khác O của tia Ox và một điểm bất kì khác O của tia Oy.

Bài giải

Câu a )

Điểm O là gốc chung của hai tia đối nhau Ox và Oy.

Câu b)

Điểm O nằm giữa một điểm bất kì khác O của tia Ox và một điểm bất kì khác O của tia Oy.

Bài Tập 31 Trang 114 SGK

Để bài

Lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C. Vẽ hai tia AB và AC.

a) Vẽ tia Ax cắt đường thẳng BC tại điểm M nằm giữa B và C.

b) Vẽ tia Ay cắt đường thẳng BC tại điểm N không nằm giữa B và C.

Bài giải

hinh-hoc-tia-luyen-tap-5

Câu a )

Vẽ tia Ax cắt đường thẳng BC tại điểm M nằm giữa B và C

Câu b )

Vẽ tia Ay cắt đường thẳng BC tại điểm N không nằm giữa B và C.

Bài Tập 32 Trang 114 SGK

Để bài

Trong các câu sau, em hãy chọn câu đúng:

a) Hai tia Ox và Oy chung gốc thì đối nhau.

b) Hai tia Ox và Oy cùng nằm trên một đường thẳng thì đối nhau.

c) Hai tia Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy thì đối nhau.

Bài giải

Câu a ) Sai. Vì chúng có thể trùng nhau hoặc không đối nhau.

Câu b ) Sai. Vì chúng có thể trùng nhau.

Câu c) Đúng – Hai tia Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy thì đối nhau.

Ôn tập lại bài Tia

Câu hỏi của vào 01/06/2018   danh mục: Giải toán.
0 Trả lời
Câu trả lời của bạn
Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.