Giải toán lớp 6 – Bài 5 – Phép cộng và phép nhân – Luyện tập 2

Bài Tập 35 Trang 19 SGK

Câu hỏi 

Tìm các tích bằng nhau mà không cần tính kết quả của mỗi tích.

15.2.6;  4.4.2;  5.3.12;  8.18;  15.3.4;  8.2.9

Bài giải 

Gợi ý giải : Để giải các bài dạng này, cách đơn giản nhất là bạn nên phân tích các thừa số của các tích trên thành tích của các số nhỏ hơn. Ví dụ: 15.2 = 5.3.2

15.2.6 = (5.3).2.6

5.3.12 = 5.3.(2.6)

15.3.4 = (5.3).(2.6)

Suy ra 15.2.6 = 5.3.12 = 15.3.4

4.4.9 = 4.(2.2).9

8.18 = (4.2).(2.9)

8.2.9 = (4.2).2.9

Suy ra 4.4.9 = 8.18 = 8.2.9

Bài Tập 36 Trang 19 -20 SGK

Câu hỏi 

Có thể tính nhẩm tích 45.6 bằng cách: Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân:

45.6 = 45.(2.3) = (45.2).3 = 90 .3 = 270

Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

45.6 = (40+ 5).6 = 40.6 + 5.6 = 240 +30 = 270

a) Hãy tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân:

15.4;  25.12;  125.16

b) Hãy tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 25.12 ;  34.11;  47.101

Bài giải 

Câu a : Tính chất phân phối của phép nhân được viết tổng quát như sau

a.b.c = a.(b.c) =(a.b).c)

Tiến hành áp dụng với  những phép tính của câu a

15.4 = 15.(2.2) = (15.2).2 = 30.2 = 60

25.12 = 25.(4.3) = (25.4).3 = 100.3 = 300

125.16 = 125.(8.2) = (125.8).2 = 1000.2 = 2000

Câu b : Áp dụng  tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng

a.(b + c) = a.b + a.c)

25.12 = 25.(10 + 2) = 25.10 + 25.2 = 250 + 50 = 300

34.11 = 34.(10 + 1) = 34.10 + 34.1 = 340 + 34 = 374

47.101 = 47.(100 + 1) = 47.100 + 47.1 = 4700 + 47 = 4747

Bài Tập 37 Trang 20 SGK

Để bài 

Áp dụng tính chất a.(b – c) = a.b – a.c để tính nhẩm. Ví dụ: 13.99 = 13.(100 – 1) = 13.100 – 13.1 = 1300 – 13 = 1287

Hãy tính: 16.19;    46.99;     35.98

Bài giải 

Với dạng phép tính trên bạn nên áp dụng theo cách sau

Tách 1 thừa số thành hiệu của hai số hạng sao cho một trong hai số hạng là chẵn chục hoặc chẵn trăm để tính cho nhanh.

16.19 = 16.(20 – 1) = 16.20 – 16.1 = 320 – 16 = 304

46.99 = 46.(100 – 1) = 46.100 – 46.1 = 4600 – 46 = 4554

35.98 = 35.(100 – 2) = 35.100 – 35.2 = 3500 – 70 = 3430

Bài Tập 39 Trang 20 SGK

Đề bài 

Đố. Số 142857 có tính chất rất đặc biệt. Hãy nhân nó với mỗi số 2, 3, 4, 5, 6 em sẽ tìm được tính chất đăc biệt ấy.

Bài giải 

Tiến hành nhân nó với các số 2, 3, 4, 5, 6 ta được

142857 x 2 = 285714

142857 x 3 = 428571

142857 x 4 = 571428

142857 x 5 = 714285

142857 x 6 = 857142

Tính chất đặc biệt được rút ra là

Các tích này đều được viết bởi các chữ số 1, 4, 2, 8, 5, 7. Nếu sắp xếp lại các kết quả theo thứ tự sau đây:142 857; 428571; 285714; 857142; 571428; 714285 thì được một dãy mà mỗi số hạng sau thu được bằng cách chuyển chữ số đứng đầu, bên trái thành chữ số đứng cuối.

Bài Tập 40 Trang 20 SGK

Để bài 

Năm \dpi{100} \small \overline{abcd}  Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại cáo tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến do Lê Lợi lãnh đạo chống quân Minh.  Biết rằng \dpi{100} \small \overline{ab}  là tổng số ngày trong 2 ngày lễ , còn \dpi{100} \small \overline{cd} gấp đôi \dpi{100} \small \overline{ab}. Hỏi năm \dpi{100} \small \overline{abcd} là năm nào

Bài giải 

Một tuần sẽ có 7 ngày, vì vậy 2 tuần có 7.2 = 14 ngày

Nên    \dpi{100} \small \overline{ab} = 14

Vì \dpi{100} \small \overline{cd}  gấp đôi \dpi{100} \small \overline{ab}  nên

\dpi{100} \small \overline{cd} = 2.\overline{ab} = 2 . 14 = 28

Vậy tổng \dpi{100} \small \overline{abcd} = 1428

Vậy Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo vào năm 1428

Xem lại bài tập 5 phép cộng và phép nhân

 

Câu hỏi của vào 25/04/2018   danh mục: Giải toán.
0 Trả lời
Câu trả lời của bạn
Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.