Khẩu độ là gì?
Khi mua một chiếc máy ảnh người ta thường giới thiệu cho bạn biết về khẩu độ của nó, hoặc khi tôi tìm hiểu một chiếc điện thoại thì đoạn giới thiệu về camera của nó cũng luôn nói về khẩu độ. Tuy nhiên tôi không biết nó là gì. Vậy khẩu độ là gì ?
Trong cuộc sống hiện đại chúng ta sử dụng công nghệ rất là nhiều, giới trẻ sử dụng điện thoại di động như một công cụ chụp ảnh. Cao cấp hơn là sử dụng những chiếc máy ảnh tốt nhất. Thế nhưng không phải tất cả đều hiểu biết về công cụ mà chúng ta dùng mỗi ngày để chụp ảnh. Rất nhiều bạn thắc mắc rằng “khẩu độ là gì” khi mà được nghe giới thiệu về chiếc máy ảnh hoặc khi đọc thông tin về camera của chiếc điện thoại yêu thích. Vậy bài viết này sẽ làm rõ những vấn đề về khẩu độ nhé
Khẩu độ là gì?
Trong quang học thì khẩu độ là một nhóm các tấm chắn liên kết với nhau, chúng được tích hợp vào ống kính và kiểm soát lượng ánh sáng đi vào ống kính. Cấu tạo này có kích thước rất nhỏ tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng khi tạo ra hình ảnh.
Trong nhiếp ảnh “Khẩu độ” có nghĩa là “độ mở”. Chúng ta thường sử dụng thuật ngữ “khẩu độ” để chỉ số f (giá trị f/ f stop/ thiết lập khẩu độ) trên máy ảnh. Tuy nhiên, nó cũng chỉ độ mở trong ống kính (“màn khẩu”) gồm có một số lá (“lá khẩu”), cho phép ánh sáng đi vào ống kính để đến cảm biến.
Khẩu độ điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào thân máy ảnh tới các cảm biến. Nó kiểm soát kích thước của vùng đúng nét hay còn gọi là độ sâu trường ảnh, hoặc mức nhòe hậu cảnh tiền cảnh
Khẩu độ ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh như thế nào?
Độ sâu trường ảnh là vùng có độ sắc nét chấp nhận được ở phía trước và phía sau đối tượng mà ống kính được lấy nét. Nói một cách đơn giản: khu vực phía sau đối tượng của bạn sắc nét hoặc mờ như thế nào.Độ sâu trường ảnh càng thấp thì nền phía sau càng mờ và ngược lại
Như các bạn nhìn thấy trong hình trên, giá trị khẩu độ càng cao thì độ mở trong ống kính càng nhỏ và độ sâu trường ảnh càng lớn. Hay nói cách khác là độ phân giải f/stop càng lớn thì nền càng sắc nét
Khẩu độ ảnh hưởng tới tốc độ màn trập như thế nào?
Tốc độ màn trập là khoảng thời gian khẩu độ mở để ánh sáng đi qua ống kính tới cảm biến bên trong máy ảnh. Tốc độ cửa trập cao thì sẽ giảm thời lượng ánh sáng có thể đi vào và ngược lại. Điều này có nghĩa là nó phụ thuộc vào lượng ánh sáng đi vào máy ảnh tạo nên hiệu ứng
Trong khi khẩu độ kiểm soát lượng ánh sáng đi vào ống kính nên nó ảnh hưởng sâu sắc tới tốc độ màn trập. Nói ví dụ đơn giản: Bạn đang để khẩu độ cao có nghĩa là lượng ánh sáng đi vào ống kính thấp, trong khi bạn cần chụp hình với tốc độ màn trập cao thì bạn cần phải chờ một chút để lượng ánh sáng vào đủ. Thay vì chờ thì bạn điều chỉnh khẩu độ thấp xuống một chút để thực hiện chụp ảnh mà không phải chờ
Có thể tìm thấy khẩu độ ống kính ở đâu?
Tất cả các ống kính đều có khẩu độ tối đa và thường thì bạn có thể tìm thấy nó trên nòng kính.
Như hình ảnh trên chúng ta có thể thấy được 1:1.8 đó chính là thể thiện khẩu độ trên ống kính. Và ở một số ống kính zoom thì có thể hiện 1:1.8-5.6 chẳng hạn thì nghĩa là khẩu độ tối đa của nó là 1:5.6
Cách chọn khẩu độ
Điều gì quyết định các lựa chọn chúng ta thực hiện khi chọn khẩu độ? Chúng ta sử dụng tiêu cự và độ sâu trường ảnh để hướng sự chú ý vào những gì quan trọng trong bức ảnh và chúng ta sử dụng sự thiếu tập trung để giảm thiểu những phiền nhiễu không thể loại bỏ khỏi bố cục.
Khẩu độ cho ảnh chân dung
Đối với hình ảnh chân dung cổ điển thì chúng ta sẽ tách toàn bộ đối tượng hay một phần của nó mà mình muốn chụp ra khỏi môi trường xung quanh. Và để làm được điều này thì chúng ta nên chọn khẩu độ cao tạo nên độ sâu trường ảnh thấp hơn để tập trung vào đối tượng của chúng ta mà thôi
Như tấm hình trên thì khẩu độ cao nên toàn bộ nền phía sau không có lấy nét và chúng ta đã tập trung vào hình ảnh cô gái trong hình mà thôi
Khẩu độ chụp ảnh phong cảnh
Khi chụp hình phong cảnh thì điều chúng ta muốn nhất chính là lấy được càng nhiều hình ảnh phong cảnh thì càng tốt và càng chi tiết thì càng tốt từ tiền cảnh đến hậu cảnh. Do đó trong trường hợp này bạn nên chọn khẩu độ thấp nhất có thể
Như hình trên thì chàng trai chụp ảnh cùng với phong cảnh chung quanh cho nên chọn khẩu độ nhỏ. Hình ảnh lấy được nét hình ảnh chàng trai cùng cây cối chung quanh và cả nền phía sau chủ thể là chàng trai này. Khẩu độ chọn càng nhỏ thì nền phía sau càng rõ hơn
Khẩu độ cho độ sâu trường ảnh trung gian
Mặc dù chúng ta có thể có được độ sâu trường tối đa hoặc tối thiểu bằng cách làm việc ở mỗi đầu của phạm vi khẩu độ, đôi khi chúng ta muốn có độ sâu trường trung gian hơn, giới hạn tiêu cự trong một khoảng cách cụ thể trong ảnh tổng thể. Một cách để làm điều này là chọn một f / stop tầm trung, như f / 5.6 và chụp khung thử nghiệm. Trong phát lại hình ảnh, sử dụng chức năng phóng đại của LCD để phóng to và kiểm tra độ sâu trường ảnh; thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết và định hình lại.
Trên đây là những gì mình biết về khẩu độ và đó là kiến thức cơ bản cho một bạn muốn có một tấm hình đẹp với chiếc máy ảnh mới của mình. Mong rằng nó giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!