Cystine là gì? Nó có vai trò gì trong cơ thể con người?

Cystine là gì? Nó có phải là một amino acid quan trọng không? Trong cơ thể con người nó đóng vai trò gì? Có cần bổ sung nó không?

 

 

 

Câu hỏi của vào 10/01/2020   danh mục: Sức khỏe - Làm Đẹp.
1 Trả lời

    Cystine là gì?

    cystine là gì

    Cystine là một axit amin không thiết yếu. Trong cơ thể con người nó có thể được tạo ra từ 2 phân tử axit amin cysteine, vì vậy bạn không cần phải lấy nó từ thực phẩm để có thể cơ thể khỏe mạnh bình thường.

    Cystine là một axit amin không tạo protein, nó không thường xuyên được sử dụng để xây dựng nên protein trong cơ thể. Có nghĩa là nó chỉ được tìm thấy trong một số protein trái ngược với axit amin tạo protein có trong hầu hết các protein ở người.

    Chức năng cystine trong cơ thể con người

    Trong cơ thể con người Cystine đóng một số vai trò như:

    • Một phần của protein alpha-keratin trong da, tóc và móng
    • Tham gia vào việc sản xuất glutathione, một chất chống oxy hóa
    • Một nguồn cung cấp lưu huỳnh cho cơ thể

    Bổ sung cystine

    Các dạng cystine không cần kê toa có sẵn bao gồm:

    • L-cystine
    • N-acetyl cystine

    Lợi ích của việc bổ sung cystine

    Bổ sung cystine được sử dụng trong điều trị một số rối loạn chuyển hóa di truyền.

    Có bằng chứng chưa chắc chắn về hiệu quả của việc bổ sung cystine trong phòng ngừa hoặc điều trị viêm phế quản, xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD), bệnh động kinh, viêm phế quản hoặc cúm, trong việc thúc đẩy tăng trưởng tóc, cải thiện móng giòn, tăng cường khả năng miễn dịch, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, chữa lành vết thương hoặc giảm đau trong viêm khớp dạng thấp.

    Cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định các tác dụng này của việc bổ sung cystine

    Tác dụng phụ có thể gặp khi bổ sung cystine

    Việc sử dụng một bổ sung axit amin duy nhất có thể dẫn đến cân bằng nitơ âm tính, làm giảm hiệu quả trao đổi chất và tăng khối lượng công việc của thận. Ở trẻ em, uống bổ sung axit amin đơn cũng có thể ảnh hưởng có hại đến sự tăng trưởng.

    Không đủ thông tin về sự an toàn của việc bổ sung cystine trong khi mang thai và cho con bú, vì vậy phụ nữ trong những thời kỳ này nên tránh bổ sung chất này.

    Ai khác nên tránh bổ sung cystine?

    Những người bị các bệnh sau nên tránh bổ sung cystine:

    • Bệnh siro nước tiểu (MSUD)
    • Cystin niệu
    • Bệnh loạn dưỡng cystine

    Cystin niệu và sỏi thận

    Cystin niệu là một rối loạn chuyển hóa di truyền, trong đó cystine được bài tiết qua nước tiểu, có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận cystine.

    Các triệu chứng có thể xuất hiện lần đầu tiên ở trẻ sơ sinh, trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Triệu chứng có thể bao gồm nước tiểu có mùi lưu huỳnh hoặc trứng thối, máu trong nước tiểu, đau ở sườn (thường chỉ ở một bên và thường tỏa ra phía háng).

    Chẩn đoán sỏi thận cystine được thực hiện bằng CT, xét nghiệm nước tiểu có thể tiết lộ hình ảnh tinh thể cystine.

    Cystin niệu có thể được giảm bằng chế độ ăn chay, ít axit amin methionine (được chuyển hóa thành cystine trong cơ thể bạn).

    Bệnh loạn dưỡng cystine

    Cystinosis là một rối loạn chuyển hóa di truyền với sự tích tụ cystine trong các tế bào, chủ yếu ở thận và mắt. Những người bị ảnh hưởng thường có tóc vàng và mắt xanh. Nhưng rối loạn này cũng có thể được tìm thấy ở một số người có tóc đen và mắt nâu.

    Các triệu chứng, có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ em hoặc người lớn. Các triệu chứng có thể bao gồm không phát triển mạnh, nôn mửa, thèm đồ ăn mặn và cay, đi tiểu nhiều. Các biến chứng chính bao gồm suy thận hoặc mù lòa. Điều trị bao gồm chế độ ăn ít protein, cysteamine và các loại thuốc kê đơn khác. Bệnh nhân có thể sống đến khoảng 50 tuổi.

    Trên đây là một số chia sẻ của mình về cystine, mong rằng chúng có ích với bạn.

    Giáo SưĐã trả lời vào 10/01/2020
    Câu trả lời của bạn
    Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.