Cholesterol cao là gì?
Cholesterol cao là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến cholesterol cao? Có loại thuốc nào ngăn ngừa và điều trị cholesterol cao hay không?
Cholesterol cao là gì?
Cholesterol là một chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu nồng độ cholesterol trong máu tăng quá cao, nó trở thành mối nguy hiểm cho sức khỏe.
Cholesterol có trong mọi tế bào của cơ thể và có các chức năng tự nhiên quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, sản xuất hormone và tạo ra vitamin D.
Cơ thể con người có thể sản xuất ra cholesterol, nhưng nó cũng có thể được bổ sung từ thực phẩm.
Nguyên nhân gây ra cholesterol cao
Cholesterol cao là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và là nguyên nhân gây ra các cơn đau tim.
Sự tích tụ cholesterol là một phần của quá trình thu hẹp các động mạch, được gọi là xơ vữa động mạch. Trong xơ vữa động mạch, mảng bám hình thành và gây hạn chế lưu lượng máu.
Giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống giúp quản lý mức cholesterol. Trong chế độ ăn của mình, bạn nên hạn chế:
- Chất béo bão hòa: có trong một số loại thịt, các sản phẩm từ sữa, mỡ động vật.
- Chất béo trans: có trong một số thực phẩm chiên, thực phẩm chế biễn sẵn hay các đồ ăn nhanh.
Cân nặng quá mức hoặc béo phì cũng có thể dẫn đến mức LDL trong máu cao hơn.
Yếu tố di truyền có thể góp phần làm tăng cholesterol. Những người tăng cholesterol máu gia đình có mức độ LDL rất cao.
Các nguyên nhân khác dẫn đến mức cholesterol cao bao gồm:
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh gan hoặc thận
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Mang thai hoặc các nguyên nhân khác làm tăng mức độ nội tiết tố nữ
- Suy giáp
- Các thuốc làm tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL, chẳng hạn như proestin, steroid đồng hóa và corticosteroid.
Triệu chứng cholesterol cao
Những người có mức cholesterol cao thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng lâm sàng nào, nhưng sàng lọc và xét nghiệm máu thường xuyên có thể giúp bạn phát hiện mức cholesterol máu cao.
Nhiều người không làm xét nghiệm cholesterol máu có thể bị đau tim mà không có cảnh báo, vì họ không biết rằng họ có mức cholesterol cao. Đi khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ này.
Cholesterol trong thực phẩm
Một báo cáo từ Harvard Health đã xác định các loại thực phẩm tốt làm giảm mức cholesterol bao gồm: yến mạch, lúa mạch và ngũ cốc, các loại đỗ, cà tím và đậu bắp, các loại hạt cứng, dầu thực vật (cải dầu, hướng dương), trái cây (chủ yếu là táo, nho, dâu tây và cam quýt), đậu nành và thực phẩm dựa trên đậu nành, cá béo (đặc biệt là cá hồi, cá ngừ và cá mòi), thực phẩm giàu chất xơ. Thêm những thứ này vào chế độ ăn có thể giúp kiểm soát cholesterol.
Báo cáo tương tự cũng liệt kê các loại thực phẩm có hại cho mức cholesterol. Bao gồm: thịt đỏ, sữa đầy đủ chất béo, bơ thực vật, dầu hydro hóa, đồ nướng.
Chỉ số cholesterol
Ở người trưởng thành, chỉ số cholesterol toàn phần dưới 200 mg/ dL được coi là lành mạnh.
Chỉ số cholesterol toàn phần từ 240 mg/ dL trở lên được coi là cholesterol cao.
Chỉ số cholesterol LDL nên dưới 100 mg / dL.
100 – 129 mg / dL được chấp nhận cho những người không có vấn đề về sức khỏe, nhưngcũng có thể là mối lo ngại cho những người mắc bệnh tim hoặc các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.
130 – 159 mg / dL là đường biên giới.
160 -189 mg/ dL là cao.
190 mg/ dL hoặc cao hơn được coi là rất cao.
Chỉ số cholesterol HDL lại nên được giữ ở mức cao.
Mức tối ưu cho HDL là 60 mg/ dL hoặc cao hơn.
Chỉ số dưới 40 mg/ dL có thể là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim.
Ngăn ngừa cholesterol cao
Những người muốn giảm mức cholesterol hoặc duy trì mức phù hợp có nên điều chỉnh lối sống:
- ăn một chế độ ăn lành mạnh
- tập thể dục thường xuyên
- tránh hút thuốc
- duy trì cân nặng hợp lý
Những hành động này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đau tim.
Từ năm 2013, các hướng dẫn về giảm hoặc ngăn ngừa cholesterol cao đã tập trung vào việc giải quyết các vấn đề về lối sống, ngay cả khi còn trẻ.
Từ năm 2018, các hướng dẫn mới được công bố cũng yêu cầu bác sĩ nên hỏi bệnh nhân về các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sau đây:
- bệnh sử gia đình
- một số tình trạng sức khỏe làm tăng nguy cơ cholesterol cao, chẳng hạn như bệnh thận mãn tính hoặc tình trạng viêm mãn tính
Cân nhắc các yếu tố này sẽ giúp điều trị và ngăn ngừa mức cholesterol cao tốt hơn cho từng cá nhân.
Cholesterol cao có thể được điều trị bằng thuốc?
Đối với một người có mức cholesterol cao, việc điều trị bằng thuốc sẽ phụ thuộc vào mức cholesterol và các yếu tố nguy cơ khác.
Điều trị thường bắt đầu bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục, nhưng những người có nguy cơ đau tim cao hơn có thể cần phải sử dụng statin hoặc các loại thuốc khác.
Statin là nhóm thuốc giảm cholesterol hàng đầu. Các statin có sẵn theo toa bao gồm:
- atorvastatin (Lipitor)
- fluvastatin (Lescol)
- lovastatin (Mevacor, Altoprev)
- pravastatin (Pravachol)
- rosuvastatin calcium (Crestor)
- simvastatin (Zocor)
Ngoài statin, bác sĩ có thể kê toa:
- các chất ức chế hấp thu cholesterol chọn lọc
- resins
- fibrates
- niacin
Năm 2017, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một loại thuốc mới, ezetimibe, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ biến cố tim mạch lớn ở những người có nguy cơ cao. Etezimibe làm giảm nồng độ lipid bằng cách hạn chế sự hấp thụ cholesterol trong ruột.
Nếu một người đã bị biến cố tim mạch, chẳng hạn như đau tim, bác sĩ có thể khuyên họ nên sử dụng ezetimibe cũng như statin. Đối với những người có nguy cơ rất cao, các hướng dẫn cũng khuyên nên thêm chất ức chế PCSK9.