Chitosan là gì?

    Chitosan là gì? Tác dụng của Chitosan với sức khỏe là gì? Sử dụng nó có tác dụng phụ nào không? Liều dùng ra sao? Bạn nào có kiến thức có thể trả lời giúp mình với được không?

    Câu hỏi của vào 16/03/2020   danh mục: Sức khỏe - Làm Đẹp.
    1 Trả lời

      Thông tin chung

      Chitosan là một loại carbohydrat thu được từ bộ xương cứng bên ngoài của động vật có vỏ. Những động vật này bao gồm cua, tôm hùm và tôm. Nó được sử dụng cho y học.

      Chitosan thường được sử dụng cho bệnh béo phìcholesterol caohuyết áp cao và bệnh Crohn. Nó cũng được sử dụng cho các biến chứng gây ra bởi suy thận, bao gồm cholesterol cao, mệt mỏi, mất sức và thèm ăn, mức độ phốt pho cao (chứng tăng phosphate huyết) và khó ngủ.

      Một số người bôi chitosan trực tiếp lên nướu bị viêm hoặc nhai kẹo cao su có chứa chitosan để ngăn ngừa sâu răng. Nó cũng được sử dụng trong nhãn khoa để điều trị khô mắt.

      Trong nỗ lực giúp “người hiến mô” tự xây dựng lại, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đôi khi áp dụng chitosan trực tiếp vào những nơi mà họ đã lấy mô để sử dụng ở nơi khác. Chitosan cũng được sử dụng để cầm máu sau một số ca phẫu thuật.

      Trong sản xuất dược phẩm, chất này được sử dụng làm chất độn. Nó dùng để cải thiện cách thức một số loại thuốc hòa tan và che giấu vị đắng. Nó cũng được sử dụng để giúp thực phẩm bảo quản được lâu hơn.

      Nó hoạt động như thế nào?

      chitosan

      Chitosan được chiết xuất từ ​​vỏ tôm, tôm hùm và cua. Nó là một chất xơ có thể ngăn chặn sự hấp thụ chất béo và cholesterol trong chế độ ăn uống. Khi được sử dụng trên vết thương, chitosan giúp máu đóng cục lại nhanh hơn.

      • Huyết áp cao. Những người bị huyết áp cao thường được yêu cầu giảm lượng muối ăn. Nghiên cứu ban đầu cho thấy thay thế muối ăn bằng sản phẩm muối ăn có chứa một lượng nhỏ chitosan (Symbiosal) có thể làm giảm huyết áp nhiều hơn là chỉ giảm lượng muối ăn.
      • Phục hồi sau phẫu thuật. Mô sẹo đôi khi có thể hình thành trong xoang sau phẫu thuật. Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng sử dụng gel chitosan có thể ngăn ngừa mô sẹo bám vào. Tuy nhiên, gel chitosan dường như không làm giảm sưng hoặc nhiễm trùng.

      Chitosan có tác dụng gì?

      Các tác dụng đã được nghiên cứu đầy đủ

      Dưới đây là những tác dụng của chitosan với sức khỏe con người đã được nghiên cứu đầy đủ.

      • Huyết áp cao. Những người bị huyết áp cao thường được yêu cầu giảm lượng muối ăn. Nghiên cứu ban đầu cho thấy thay thế muối ăn bằng sản phẩm muối ăn có chứa một lượng nhỏ chitosan (Symbiosal) có thể làm giảm huyết áp nhiều hơn là chỉ giảm lượng muối ăn.
      • Phục hồi sau phẫu thuật. Mô sẹo đôi khi có thể hình thành sau phẫu thuật. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng sử dụng gel chitosan có thể ngăn ngừa sự hình thành mô sẹo. Tuy nhiên, gel chitosan dường như không làm giảm sưng hoặc nhiễm trùng.

      Các tác dụng cần nghiên cứu

      Dưới đây là những tác dụng cần nghiên cứu thêm của chitosan:

      Sự chảy máu

      Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng một loại gel làm bằng chitosan có thể giúp cầm máu sau khi phẫu thuật xoang. Gel này hoạt động trong vòng 2 phút. Nhưng không phải tất cả các nghiên cứu đều đồng ý với tác dụng này.

      Bệnh Crohn (một rối loạn đường ruột)

      Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng kết hợp chitosan và axit ascorbic bằng miệng có thể giúp những người mắc bệnh Crohn.

      Sâu răng

      Nhai kẹo cao su có chứa chitosan hoặc sử dụng nước súc miệng có chứa chitosan có thể làm giảm số lượng vi khuẩn gây sâu răng trong miệng. Tuy nhiên, không có dữ liệu đáng tin cậy rằng các sản phẩm này thực sự ngăn ngừa sâu răng.

      Mảng răng

      Một số nghiên cứu cho thấy súc miệng bằng nước rửa miệng chitosan trong 2 tuần giúp ngăn chặn mảng bám hình thành trên răng.

      Bệnh nướu răng (viêm nha chu)

      Một số nghiên cứu cho thấy rằng bôi chitosan ascorbate trực tiếp vào nướu có thể giúp điều trị bệnh nướu răng.

      Khô mắt

      Nghiên cứu cũng cho thấy sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa chitosan giúp mắt bớt khô hơn ở những người thường bị khô mắt.

      Cholesterol cao

      Không rõ liệu chitosan có thể giúp giảm mức cholesterol hay không. Một số nghiên cứu cho thấy dùng chitosan không làm giảm cholesterol toàn phần hoặc “xấu” (LDL) ở những người có cholesterol cao. Nhưng nghiên cứu khác cho thấy chitosan làm giảm cholesterol ở những người có hoặc không có cholesterol cao. Một số sản phẩm kết hợp có chứa chitosan dường như cũng làm giảm mức cholesterol ở những người béo phì có hoặc không có cholesterol cao.

      Nồng độ phốt pho cao (hyperphosphHRia)

      Không rõ liệu nhai kẹo cao su có chứa chitosan có thể giúp giảm mức phốt pho ở những người đang chạy thận nhân tạo hay không. Kết quả nghiên cứu là xung đột vì vậy cần nhiều nghiên cứu hơn.

      Suy thận

      Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng chitosan bằng đường uống có thể làm giảm cholesterol cao, giúp điều trị thiếu máu, cải thiện thể lực, sự thèm ăn và ngủ ở những người bị suy thận đang chạy thận nhân tạo.

      Phẫu thuật thẩm mỹ

      Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bôi trực tiếp một dạng chitosan cụ thể vào vị trí phẫu thuật giúp vết thương mau lành và giảm sự hình thành sẹo sau phẫu thuật thẩm mỹ.

      Giảm cân

      Không rõ liệu chitosan có thể giúp giảm cân hay không. Một số nghiên cứu cho thấy rằng kết hợp chitosan với chế độ ăn ít calo dẫn đến giảm cân. Nhưng uống chitosan mà không cắt giảm calo, sẽ không cải thiện việc giảm cân.

      Làm lành vết thương

      Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng sử dụng tại chỗ chitosan vào ghép da có thể cải thiện khả năng chữa lành vết thương và giúp dây thần kinh phát triển trở lại. Ngoài ra, sử dụng một loại gel có chứa chitosan cùng với một số các thành phần khác có thể làm tăng sự lành vết thương sau khi nhổ răng.

      Tác dụng phụ & An toàn

      Chitosan AN TOÀN cho hầu hết mọi người khi uống bằng miệng trong thời gian lên tới 6 tháng hoặc khi thoa lên da trong một thời gian ngắn. Khi uống, chitosan có thể gây khó chịu ở dạ dày, táo bón hoặc đầy hơi. Khi sử dụng trên da, chitosan có thể gây kích ứng.

      Phòng ngừa & Cảnh báo đặc biệt

      Mang thai và cho con bú: Hiện tại chưa có bằng chứng đầy đủ về việc liệu sử dụng chitosan bằng đường uống có an toàn với phụ nữ có thai và cho con bú. Tốt nhất là không sử dụng khi bạn đang trong trường hợp trên.

      Dị ứng động vật có vỏ: Chitosan được lấy từ bộ xương ngoài của động vật có vỏ. Có một lo ngại rằng những người bị dị ứng với động vật có vỏ cũng có thể bị dị ứng với chitosan. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với động vật có vỏ là dị ứng với thịt chứ không phải vỏ. Vì vậy, một số chuyên gia tin rằng chitosan có thể không phải là vấn đề đối với những người bị dị ứng động vật có vỏ.

      Tương tác với thuốc khác

      Tương tác với Warfarin (Coumadin)

      Warfarin là chất làm loãng máu. Có một số lo ngại rằng dùng chitosan có thể làm tăng tác dụng làm loãng máu của warfarin (Coumadin). Uống chitosan với warfarin (Coumadin) có thể làm tăng khả năng bị bầm tím hoặc chảy máu. Nếu bạn dùng warfarin, hãy tránh dùng chitosan.

      Liều dùng

      Các liều sau đây đã được nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học:

      • Đối với huyết áp cao: Tối đa 3 gram mỗi ngày với muối ăn có chứa chitosan (Symbiosal) đã được sử dụng thay vì muối ăn thông thường.
      • Để phục hồi sau phẫu thuật: Gel Chitosan đã được một chuyên gia chăm sóc sức khỏe áp dụng vào xoang trong mười phút sau phẫu thuật xoang.
      Tiểu họcĐã trả lời vào 16/03/2020
      Câu trả lời của bạn
      Khi tham gia trả lời bạn phải đồng ý với các điều khoản trên web site của chúng tôi: privacy policy and terms of service.